Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý hạ tầng bưu chính viễn thông

20:14, 27/11/2015

BHG - Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lí nhà nước, Sở Thông tin và truyền thông Hà Giang đã được UBND tỉnh giao thực hiện Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý hạ tầng bưu chính viễn thông (BC – VT) tỉnh Hà Giang”.

Mục tiêu của đề tài nhằm đưa ứng dụng GIS vào công tác quản lý và quy hoạch phát triển hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao năng lực quản lý chuyên ngành, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý hành chính nhà nước. Đề tài tập trung nghiên cứu, đưa ra mô hình quản lý hạ tầng mạng viễn thông trên nền tảng hệ thống thông tin địa lý có tính hệ thống. Đồng thời, xây dựng, tạo lập một cơ sở dữ liệu đáp ứng được nhu cầu thông tin về hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh.

Đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ cho quản lý hạ tầng BC – VT tỉnh Hà Giang. (Trong ảnh: Một cột thu phát sóng viễn thông của VNPT Hà Giang).
Đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ cho quản lý hạ tầng BC – VT tỉnh Hà Giang. (Trong ảnh: Một cột thu phát sóng viễn thông của VNPT Hà Giang).

Trên cơ sở đó, đề tài đã nghiên cứu tập trung vào các nội dung như: Khảo sát tổng thể hạ tầng BC-VT trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu xây dựng bản đồ nền đa tỷ lệ dạng webmap tỉnh Hà Giang từ dữ liệu nền thông tin địa lý; nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang trên nền cơ sở dữ liệu GIS; nghiên cứu xây dựng chương trình phần mềm hỗ trợ công tác chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý hạ tầng bưu chính viễn thông; đào tạo và chuyển giao công nghệ.

Với sự nỗ lực của Trung tâm công nhệ thông tin và truyền thông, Sở Thông tin và truyền thông, là đơn vị thực hiện đề tài, đã triển khai khảo sát với quy mô khảo sát toàn bộ hệ thống BC-VT tỉnh Hà Giang với 15 lớp đối tượng và 2.405 điểm khảo sát gồm các doanh nghiệp về lĩnh vực viễn thông, internet, truyền hình cáp, trạm BTS 2G và 3G, điểm internet công cộng, hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn WAN, mạng ngoại vi, điểm đăng ký thông tin thuê bao di động, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực BC-VT và chuyển phát, bưu cục, mạng truyền dẫn, điểm bưu điện văn hóa, trạm phát thanh và truyền hình...

Qua đó, đề tài đã xây dựng 4 lớp bản đồ nền cơ bản là bản đồ hành chính, bản đồ địa hình, bản đồ giao thông và bản đồ DEM được xây dựng trên nền GIS dưới dạng webmap và được chia sẻ trên môi trường mạng sẽ dần hình thành hệ thống bản đồ hoàn chỉnh, dùng chung cho tất cả các cơ quan nhà nước của tỉnh sau này khi triển khai các ứng dụng trên công nghệ GIS. Cùng với đó, đề tài xây dựng được cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ cho quản lý hạ tầng BC – VT tỉnh Hà Giang. Với cơ sở dữ liệu này, dữ liệu hạ tầng BC – VT sẽ được quản lý mang tính hệ thống và nhất quán, phục vụ đắc lực cho nhu cầu tra cứu thông tin khi cần thiết một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác.

Đề tài đã xây dựng được hệ thống phần mềm ứng dụng GIS nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý, cập nhật, chia sẻ, cung cấp thông tin về hạ tầng BC – VT phục vụ công tác quản lý nhà nước về hạ tầng BC – VT. Với việc có một cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ về hạ tầng BC- VT tỉnh Hà Giang được chạy trên môi trường mạng sẽ giúp cho các phòng, ban chuyên môn và cán bộ, nhân viên ngành Thông tin và truyền thông tỉnh dễ dàng tra cứu thông tin cần thiết cho công tác tham mưu và thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng, chính xác.

Có thể nói, việc nghiên cứu ứng dụng GIS phục vụ công tác quản lý mạng lưới BC – VT là bước kế tiếp, tiếp tục làm tốt vai trò thúc đẩy các hệ thống thông tin địa lý khác trong tỉnh nối tiếp nhau ra đời. Từ đó, hình thành nên hệ thống thông tin địa lý cho toàn tỉnh ngày càng hoàn thiện hơn , góp phần phát triển KT – XH; là tiền đề, động lực thúc đẩy các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh có điều kiện ứng dụng CNTT để hiện đại hóa công tác quản  lý, điều hành; góp phần đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, trong cộng đồng doanh nghiệp và trong cộng đồng dân cư. Việc triển khai ứng dụng kết quả đề tài sẽ giúp giảm chi phí cho công tác quản lý, khai thác, cập nhật dữ liệu cho Sở Thông tin và truyền thông và các đơn vị có liệ quan trong công tác quản lý.

Bài, ảnh: Phùng Nguyên


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quan tâm thực hiện công tác quản lí nhà nước về lĩnh vực an toàn bức xạ

BHG- Những năm qua, trước sự phát triển của đời sống, sự gia tăng của các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn phóng xạ và thiết bị bức xạ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vấn đề an toàn bức xạ (ATBX) luôn đòi hỏi cần phải có sự quan tâm, quản lí của các cơ quan chức năng. 

29/10/2015
Kế hoạch triển khai Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hà Giang lần thứ 10 (2015 – 2015)

BHG- Ngày 17.11, Liên hiệp các Hội Khoa học & kỹ thuật tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai  và Thể lệ cuộc thi "Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hà Giang lần thứ 10 (2015 – 2015)". Báo Hà Giang Điện tử đăng toàn văn Kế hoạch và Thể lệ nêu trên.

27/11/2015
Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống vô tính và sản xuất giống hoa hồng Đồng Văn

BHG- Chất lượng hoa hồng Đồng Văn được đánh giá là sánh ngang với hoa hồng Đà Lạt (Lâm Đồng) và Sa Pa (Lào Cai), nhưng đến nay, diện tích hoa hồng Đồng Văn mới có khoảng trên 10 ha. Do chưa chủ động được nguồn giống tại chỗ, nên hàng năm đều phải nhập từ các tỉnh bạn với giá thành cao, không chủ động được kế hoạch trồng, phát triển; hơn nữa mua từ nơi khác quá trình vận chuyển sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giống khi trồng. 

26/09/2015
Hội thảo Đề án nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS

BHG- Chiều ngày 22.10, tại Hội trường Sở Thông tin và Truyền thông đã diễn ra Hội thảo Đề án nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý Geographic Information System (GIS) trong quản lý hạ tầng Bưu chính - Viễn thông (BCVT) tỉnh Hà Giang. 

23/10/2015