Cần thực thi hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về môi trường

08:28, 13/10/2015

BHG- Nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp. Bên cạnh những thành tựu đạt được về phát triển KT-XH, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những sức ép rất lớn về môi trường.

Thời gian qua, ô nhiễm môi trường các lưu vực sông, khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề liên tục gia tăng, trở thành vấn đề nóng, mối quan tâm lo ngại của toàn xã hội. Bên cạnh đó, đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống nhân dân... Những nhận định trên được các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đề cập tại Hội thảo Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường (BVMT) do Bộ TN-MT tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 9 vừa qua.

Theo ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường: Giai đoạn 2011-2015, công tác quản lý Nhà nước về môi trường đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước; năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường được nâng cao; việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ, ngành trong hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường được điều chỉnh, tăng cường trách nhiệm, tạo cơ chế phối hợp hiệu quả; nhận thức và trách nhiệm BVMT được nâng cao trong toàn hệ thống chính trị xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về môi trường vẫn còn bất cập như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, cần tiếp tục được nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung phù hợp, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế; củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống quản lý Nhà nước về BVMT từ T.Ư đến địa phương; việc xây dựng kế hoạch và phân bổ nguồn lực cho hoạt động BVMT chưa được quan tâm đúng mức..

.Còn ông Lê Hoài Nam, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm Tổng cục Môi trường nhận định: Thực trạng môi trường đang nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp, trong đó vấn đề ô nhiễm, suy thoái có xu hướng gia tăng, đe dọa trực tiếp tới các thành quả phát triển của nước ta; chất lượng môi trường tiếp tục bị xấu đi, ô nhiễm môi trường nước, không khí có nguy cơ lan rộng; biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan với cường độ ngày càng lớn, phức tạp. Vậy, giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm cần tăng cường công tác BVMT tại các khu, cụm công nghiệp; tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT, hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản; công khai thông tin các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BVMT, đồng thời có biện pháp xử lý thích đáng.Từ thực tế đó, đại biểu tham dự hội thảo thống nhất tạo lập diễn đàn đối tác công tư để nhà quản lý, chuyên gia trao đổi, thảo luận, đánh giá về các vấn đề môi trường, nhiệm vụ và giải pháp BVMT. Đồng thời kiến nghị các địa phương cần tập trung khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường nông thôn, làng nghề; tăng cường kiểm soát sử dụng hóa chất nông nghiệp, đẩy mạnh thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, cần kiện toàn tổ chức bộ máy BVMT từ T.Ư đến địa phương và năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường, ưu tiên cấp quận, huyện và phường, xã; đưa nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân; tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân, các tầng lớp xã hội thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về BVMT.

Đối với tỉnh ta, sức ép về môi trường chưa gắt gao như các thành phố lớn, nhưng việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và thực hiện các giải pháp BVMT luôn được ngành chức năng quan tâm, triển khai hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có lúc, có nơi, vấn đề môi trường bị xem nhẹ, khi thiếu vắng sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng, một số cơ sở sản xuất chưa chấp hành nghiêm quy định về BVMT... Vì vậy, rất cần triển khai, thực thi hiệu quả các giải pháp đồng bộ được đề cập nhằm BVMT sống, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.

Tiến Chiến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính

BHG- Đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong cải cách thủ tục hành chính đang được các cơ quan, đơn vị ngành Tài chính của tỉnh thực hiện quyết liệt trong những năm gần đây. Từ đó  đã tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, trách nhiệm trong việc CCHC của lãnh đạo, nhân viên trong ngành; tạo được sự hài lòng của các tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân.

27/08/2015
Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống vô tính và sản xuất giống hoa hồng Đồng Văn

BHG- Chất lượng hoa hồng Đồng Văn được đánh giá là sánh ngang với hoa hồng Đà Lạt (Lâm Đồng) và Sa Pa (Lào Cai), nhưng đến nay, diện tích hoa hồng Đồng Văn mới có khoảng trên 10 ha. Do chưa chủ động được nguồn giống tại chỗ, nên hàng năm đều phải nhập từ các tỉnh bạn với giá thành cao, không chủ động được kế hoạch trồng, phát triển; hơn nữa mua từ nơi khác quá trình vận chuyển sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giống khi trồng. 

26/09/2015
Những nỗ lực trong công tác quản lý Nhà nước về KH&CN

BHG- Từ đầu năm đến nay, ngành Khoa học và công nghệ (KH&CN) đã tập trung, nỗ lực trong công tác tham mưu, tư vấn; tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh. 

26/08/2015
Họp Ban chỉ đạo Cải cách hành chính quý III

BHG- Ngày 23.9, Ban chỉ đạo Cải cách hành chính (BCĐ CCHC) tổ chức họp BCĐ quý III. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

23/09/2015