Áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ làm thay đổi đời sống người dân

07:00, 08/07/2015

BHG- Trong năm qua, các hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng kích lệ, nhiều thành tựu về KH&CN được áp dụng vào mọi mặt của đời sống xã hội; qua đó, làm thay đổi chất lượng cuộc sống trên các lĩnh vực y tế, xã hội, sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp... 

Điển hình như ứng dụng thành công các thành tựu của y học tiên tiến, góp phần nâng cao sức khỏe và giảm chi phí trong điều trị; giảm tình trạng quá tải bệnh nhân trong các bệnh viện ở địa phương. Các Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi tán sỏi niệu quản 1/3 dưới tại Bệnh viện Đa khoa Hà Giang”; “Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em dưới 6 tuổi”; “Ứng dụng và triển khai kỹ thuật phẫu thuật trĩ bằng phương pháp longgo tuyến huyện”... đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân. Đặc biệt, việc “Nghiên cứu tác nhân gây ngộ độc ở bánh trôi ngô, mèn mén tại tỉnh và một số giải pháp can thiệp” giúp bước đầu xác định các triệu chứng ngộ độc, xử lý cấp cứu điều trị, xác định chính xác độc tố gây ngộ độc bánh ngô. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã cứu được 1 bệnh nhân bị ngộ độc và đào tạo đội ngũ y tế cơ sở về các giải pháp can thiệp.

KH&CN còn phát huy vai trò trong lĩnh vực xã hội, qua các “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng Phố cổ Đồng Văn; đề xuất bảo tồn và phát huy giá trị”; “Nghiên cứu cơ sở khoa học, kiến nghị bổ sung hoàn thiện một số chỉ tiêu KT-XH chủ yếu phục vụ công tác quản lý Nhà nước tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay”; “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường nhận thức tiếng Việt trong chương trình giáo dục Mầm non ở các huyện phía Bắc của tỉnh”... đã tạo cơ sở giúp công nhận Phố cổ Đồng Văn là di tích kiến trúc cấp Quốc gia và tìm ra phương pháp dạy học mới đối với trẻ dân tộc thiểu số ở bậc học Mầm non. Trong đo, nổi bật là Đề tài “Nâng cao nhận thức về giá trị di sản Công viên địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn cho học sinh các trường THCS tỉnh Hà Giang” đóng góp tích cực vào việc thực hiện các tiêu chí của UNESCO trong phát triển Công viên địa chất Toàn cầu, nâng cao nhận thức của nhân dân. Để tăng cường công tác giữ vững AN-QP trên tuyến biên giới, các ngành chức năng cũng đi vào nghiên cứu giải pháp cho việc quản lý cư trú trên biên giới. Qua triển khai mô hình với phương pháp quản lý mới được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá có hiệu quả và nhân dân đồng tình ủng hộ.

Ứng dụng KH&CN còn thể hiện rõ trong việc tuyển chọn các giống cây trồng, vật nuôi mới; thâm canh tăng năng suất ngô, giảm các chi phí đầu vào về phân bón, nước tưới, lượng giống gieo và thuốc bảo vệ thực vật; góp phần bảo vệ môi trường bền vững với “Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh ngô”, Xây dựng 3 quy trình bón phân viên nén cho cây ngô tại 3 huyện: Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ... Ứng dụng kỹ thuật vào nhân các giống gia súc bản địa có nhiều ưu thế, từ khâu bình tuyển, nhân giống, quy trình kỹ thuật, xây dựng mô hình phát triển và chế biến thức ăn chăn nuôi tại các vùng sinh thái nhằm tạo nguồn thức ăn đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho gia súc cũng như xây dựng quy trình công nghệ để chuyển giao cho các huyện vùng cao phục vụ chương trình phát triển chăn nuôi của tỉnh như: “Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn hướng nạc kết hợp sản xuất thức ăn hỗn hợp tại địa bàn xã Ngọc Đường”... Tiếp nhận, làm chủ được công nghệ sản xuất cá giống tiên tiến, tạo ra sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao theo hướng hàng hóa; chủ động sản xuất nguồn giống cung cấp cho bà con trong nuôi trồng thủy sản và từng bước đẩy mạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường; đào tạo được cán bộ kỹ thuật cho Trung tâm Thủy sản và các HTX, nông dân trong vùng dự án, qua “Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất cá giống rô phi đơn tính đực”...

Việc áp dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, đã giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Từ kết quả nghiên cứu ứng dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO và hệ thống Văn phòng điện tử M-Office tại Sở KH&CN. Sau 2 năm, đã có 58 đơn vị sử dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và có 46 sở, ngành, huyện áp dụng hệ thống Văn phòng điện tử vào hoạt động điều hành công việc, liên thông văn phòng điện tử giữa các sở, ngành, huyện. Ngoài ra, các mô hình sản xuất thử nghiệm gạch không nung; mô hình sấy gỗ điều khiển; ứng dụng bơm xoắn ốc quay bằng sức dòng suối... được nhân dân tự nhân rộng trong đời sống sản xuất. Qua hàng loạt ứng dụng KH&CN trên cho thấy ảnh hưởng của các tiến bộ về KHKT, công nghệ đã len lỏi vào từng lĩnh vực, làm thay đổi đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nâng cao nhận thức, tâm huyết với công tác nghiên cứu khoa học

BHG- Những năm qua, công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) của tỉnh có những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng phát triển KT – XH. Tuy nhiên, thực tế ở đâu đó vẫn có nhận thức chưa đầy đủ về lĩnh vực này. Để giúp bạn đọc có thể hiểu hơn về lĩnh vực có vẻ "khô khan" này, cũng như hiểu đúng chức năng, nhiệm vụ của những người làm công tác NCKH; phóng viên (PV) Báo Hà Giang có cuộc trao đổi với đồng chí (Đ/c) Phạm Minh Giang, Phó Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ (KHCN).

30/06/2015
Chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, tạo đà nâng chỉ số PCI và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính

BHG- Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ Công ty Điện lực đã tập trung lãnh đạo thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của ngành và tỉnh giao, phục vụ cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn khá ổn định; tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm bình quân từ 15-18%/năm (đặc biệt năm 2014 tăng trưởng 28%). 

27/06/2015
Tái cơ cấu nông nghiệp: Đưa nhanh tiến bộ KHCN vào tất cả các khâu

Khoa học công nghệ là động lực thúc đẩy thực hiện tái cơ cấu. Các địa phương phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, các trường đại học, các doanh nghiệp, các nhà khoa học đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào tất cả các khâu.

26/05/2015
Hội thảo Xây dựng hệ thống di sản nông nghiệp có tầm quan trọng toàn cầu cho canh tác nông nghiệp ở Cao nguyên đá Đồng Văn

BHG- Ngày 25.6, Trung tâm Tài nguyên thực vật (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội thảo tư vấn về Xây dựng hệ thống di sản nông nghiệp có tầm quan trọng toàn cầu (GIAHS) cho canh tác nông nghiệp ở Cao nguyên đá Đồng Văn, nhằm thảo luận, tư vấn cho Bộ NN&PTNT xây dựng và đề xuất kế hoạch bảo tồn, duy trì và phát triển các giá trị của hệ thống nông nghiệp trên Cao nguyên đá Đồng văn trở thành  GIAHS.

25/06/2015