Hội thảo Phản biện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

14:48, 25/05/2015

BHG- Sáng 25.5, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh tổ chức Hội thảo Phản biện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Dự Hội thảo có đại diện Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam; thành viên Hội đồng phản biện; các nhà khoa học, chuyên gia tư vấn trong và ngoài tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Các chuyên gia tham gia phản biện vào Báo cáo “Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
Các chuyên gia tham gia phản biện vào Báo cáo “Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

Theo báo cáo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đền năm 2030, đặc điểm đa dạng sinh học hiện nay của tỉnh có 10 hệ sịnh thái khác nhau. Trong mỗi hệ sinh thái có hàng trăm loài thực vật, chim, thú, bò sát khác nhau… Về đa dạng thành phần loài, theo thống kê có 1.473 loài, thuộc 755 chi, 193 họ của 6 ngành thực vật bậc cao, trong đó có 106 loài thực vật quý hiếm thuộc hệ thực vật Hà Giang cần được bảo vệ; 102 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam (năm 2007); 463 loài động vật thuộc 108 họ, 34 bộ, 294 giống, trong đó có nhiều nguồn gen quý hiếm; về đa dạng dược liệu, Hà Giang có nguồn dược liệu tự nhiên rất đa dạng và phong phú với 1.101 loài cây thuốc, thuộc 6 ngành, 184 họ, 662 chi thực vật. Trong đó có 894 loài mọc hoàn toàn trong tự nhiên. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có một số khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ thiên nhiên…

Các chuyên gia tư vấn, nhà khoa học cho rằng: Đây là bản Quy hoạch thể hiện khá chi tiết, công phu về đặc điểm, sự cần thiết của việc bảo tồn ĐDSH của tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, báo cáo Quy hoạch còn nhiều điểm hạn chế, chưa đủ độ tin cậy về tính khoa học và tính khả thi; số liệu dẫn trong báo cáo không được trích dẫn rõ cơ sở, nguồn gốc; nhiều mục tiêu đưa ra còn chung chung; nội dung còn dài dòng, chưa đạt được mục tiêu là một Dự án quy hoạch và kế hoạch hành động bảo tồn ĐDSH… Qua đó, các đơn vị thực hiện soạn thảo Báo cáo cần chỉnh sửa lại một cách ngắn gọn, chi tiết, cụ thể hơn và sát với thực tiễn của Hà Giang; có trích dẫn đầy đủ các nguồn tài liệu, hình ảnh, âm thanh và các căn cứ rõ ràng, chính xác để có những đánh giá tổng quát và đưa ra kế hoạch hành động phù hợp bảo tồn ĐDSH của tỉnh theo đúng định hướng, chiến lược đặt ra.

Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình nuôi cá lồng, vịt bầu tại hồ Thủy điện sông Chừng

BHG- Những năm qua, để tích cực thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp đã được tỉnh ta quan tâm. Bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học của tỉnh, nhiều đề tài về lĩnh vực nông nghiệp đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả, thiết thực với các địa phương. 

29/04/2015
Tập huấn dịch vụ nộp thuế điện tử cho công chức thuế và các doanh nghiệp

BHG - Ngày 23, 24.4, Cục Thuế tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nộp thuế điện tử cho CBCC ngành thuế và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị có lãnh đạo Cục Thuế, các phòng nghiệp vụ; các đội nghiệp vụ thuộc 11 Chi cục Thuế các huyện, thành phố; đại diện trên 100 doanh nghiệp do Cục Thuế quản lý.    

24/04/2015
Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính

BHG- Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan Nhà nước những năm qua được tỉnh ta chú trọng quan tâm đầu tư, triển khai sâu rộng, tạo bước chuyển biến quan trọng cả về nhận thức và hành động, góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nâng cao chất lượng giải quyết công việc và đóng góp đáng kể cho sự phát triển KT - XH, QP - AN.

22/04/2015
Phát triển bền vững Công viên Địa chất: Vai trò của tiến bộ khoa học - công nghệ

BHG- Một số kết quả đưa KHCN phục vụ CVĐCTC – CNĐĐV:

CNĐĐV gồm 4 huyện với điều kiện KT – XH còn vô cùng khó khăn. Để thúc đẩy phát triển vùng "đất khó", nhưng đầy tiềm năng và thế mạnh này đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức của các ngành, các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực KH&CN. Xác định được điều đó, trong giai đoạn từ 2011 đến nay, tỉnh ta phê duyệt triển khai 36 đề tài, dự án khoc học cấp tỉnh. Trong đó, đã có 11 đề tài, dự án được nghiệm thu và đưa vào áp dụng phục vụ phát triển CVĐCTC - CNĐĐV. 

21/05/2015