Ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình nuôi cá lồng, vịt bầu tại hồ Thủy điện sông Chừng

09:31, 29/04/2015

BHG- Những năm qua, để tích cực thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp đã được tỉnh ta quan tâm. Bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học của tỉnh, nhiều đề tài về lĩnh vực nông nghiệp đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả, thiết thực với các địa phương. Đề tài “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình nuôi cá lồng, vịt bầu tại hồ thủy điện sông Chừng” do UBND huyện Quang Bình làm chủ nhiệm là một mô hình phát triển kinh tế gắn với lòng hồ thủy điện nhằm tạo ra sự hài hòa, bền vững trong phát triển.

Ngay sau khi đề tài được phê duyệt, UBND huyện Quang Bình đã triển khai tập huấn quy trình kỹ thuật nuôi cá lồng, vịt bầu thương phẩm cho các hộ dân trong vùng thực hiện dự án là các thành viên tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản và du lịch sông Chừng và trưởng các thôn thuộc địa bàn các xã Tân Nam, Tiên Nguyên và thị trấn Yên Bình, với 115 người. Các học viên tham gia lớp tập huấn được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về phương pháp làm lồng cá, cách chọn cá giống; quy trình kỹ thuật chăm sóc, phòng chống một số bệnh thường gặp cho cá nuôi trong lồng và quy trình kỹ thuật nuôi vịt bầu thương phẩm...

Về lắp đặt hệ thống lồng, nhà điều hành mô hình nuôi cá, huyện đã hợp đồng với các đơn vị thi công xây dựng, lắp đặt hệ thống lồng và nhà điều hành theo đúng thiết kế được phê duyệt. Trong đó, diện tích mỗi ô lồng là 4,5m x 4,5m x 3m x 20 lồng với diện tích 1.215m3, diện tích nhà điều hành 4,5m x 13,5m với 60,75m2. Toàn bộ hệ thống lồng được lắp ráp bằng ống kẽm phi 60, dày 2,0mm, phía dưới có các phi nhựa loại 200 lít nâng hệ thống lồng, nhà điều hành được làm kiên cố khung kẽm, mái lợp tôn. Về hệ thống lưới được sử dụng 2 lớp lưới, lớp lưới trong bằng cước, mắt lưới 0,5 cm dung nuôi giai đoạn cá nhỏ và lớp lưới ngoài bằng dù, mắt lưới 2,0 cm, dung nuôi cá lớn, sau khi cá lớn sẽ tháo lớp lưới trong ra cho thoáng), ngoài ra trên mép lưới được sử dụng một tấm lưới ngắn dung để chắn thức ăn cho cá không thoát ra ngoài. Về xây dựng nhà lưu trú cho vịt, đã triển khai xây dựng 2 nhà lưu trú cho vịt gồm 1 nhà lưu trú trên bờ, vật liệu chủ yếu bằng cây vầu, mái lợp cọ, diện tích nhà lưu trú cả hai nhà là 150m2.

 Sau khi chuẩn bị xong cơ sở vật chất, việc thả cá, vịt được tiến hành. Đợt 1 ngày 25.8.2014, thả cá trắm cỏ, số lượng giống 7.500 con/6 lồng, trọng lượng trung bình từ 40 - 50g/con. Đợt 2, ngày 5.9.2014, thả cá chép lai, số lượng giống 9.500 con/6 lồng, trọng lượng trung bình từ 80 -100g/con. Đợt 3, ngày 10.3.2015, thả cá rô phi đơn tính, số lượng 14.500 con/8 lồng, trọng lượng trung bình 100 - 120 con/kg. Ngày 1.12.2014, số lượng vịt giống thả 350 con, tuổi vịt 22 ngày.

Về mô hình nuôi cá lồng quy mô tập trung, các loại cá thả đạt 100%. Cá giống được thả cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng con giống theo quy định, trong quá trình nuôi, cá sinh trưởng và phát triển tốt, chưa có dịch bệnh xảy ra, một số con giống bị chết. Sau khi đánh giá, xác định nguyên nhân cá chết hầu hết do bị thương khi đánh bắt, vận chuyển cá giống chưa tốt. Bên cạnh đó, do thay đổi môi trường sống nên tổng đàn cá hao hụt, trong đó cá trắm cỏ chết 864 con, tỷ lệ chết đến thời điểm hiện nay là 12%; cá chép lai chết 982 con, tỷ lệ chết 13,6%; cá rô phi chết 1.280 con, tỷ lệ chết 8,8%. Hiện nay cá đang sinh trưởng và phát triển tốt, không có dấu hiện dịch bệnh.

Về mô hình nuôi vịt bầu thương phẩm, đơn vị chủ trì thực hiện dự án đã tiến hành thả giống vịt bầu, với số lượng thả đợt 1 là 350 con (do thời điểm hiện nay không phải mùa vụ nên giống vịt bầu địa phương khan hiếm nên không đủ số lượng giống theo kế hoạch). Dự kiến tiếp tục duy trì số lượng đàn hiện nay và sẽ tiến hành thả đủ số lượng giống vào tháng 4.2015. Về chất lượng, giống vịt bầu địa phương khi thả cơ bản đáp ứng được yêu cầu về chất lượng con giống. Tuy nhiên, do tuổi đời của vịt khi thả còn nhỏ (22 ngày tuổi) khi thay đổi môi trường sống, đồng thời cùng thời điểm đó xảy ra sương muối đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của đàn.

Dự kiến trong thời gian tới, đơn vị thực hiện dự án sẽ tiếp tục chăm sóc, quản lý và chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn cá, vịt cũng như theo dõi, đánh giá chính xác các chỉ tiêu về tình hình sinh trưởng và phát triển tổng đàn theo yêu cầu. Tiến hành thả giống vịt bầu địa phương, số lượng 650 con để đảm bảo đủ số lượng con giống theo dự án được phê duyệt.

Bước đầu triển khai Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình nuôi cá lồng, vịt bầu tại hồ thủy điện sông Chừng, huyện Quang Bình” cho thấy, tình hình sinh trưởng, phát triển của đàn cá, vịt rất tốt, không bị dịch bệnh, thích nhi tốt với môi trường nuôi tại hồ thủy điện. Sau khi triển khai Dự án đến nay, có nhiều hộ gia đình, cá nhân đến tham quan, học hỏi... Qua đó, góp phần tạo ra tư duy mới cho người dân để mạnh dạn đầu tư phát triển một ngành nghề nuôi trồng thủy sản tại hồ thủy điện sông Chừng nói riêng và nhiều dự án thủy điện khác trong tỉnh ta. Hy vọng sự thành công của dự án sẽ góp phần mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở các địa phương có lòng hồ thủy điện.

Phùng Nguyên


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cuối tuần có "trăng máu"

Tối thứ Bảy 4/4, người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần, hiện tượng thiên văn đáng chú nhất có thể quan sát tại Việt Nam năm 2015.

31/03/2015
Đánh giá kết quả Dự án khoa học ứng dụng công nghệ lò đốt BD-ANPHA xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Quản Bạ

BHG- Chiều ngày 28.3, tại huyện Quản Bạ, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị "Đánh giá kết quả thực hiện Dự án khoa học ứng dụng công nghệ lò đốt BD-ANPHA để xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Quản Bạ". Dự Hội nghị có các đồng chí Triệu Tài Vinh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Minh Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng khoa học tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan và lãnh đạo các huyện, thành phố. 

29/03/2015
Đưa CNTT trở thành ngành kinh tế có giá trị xuất khẩu lớn

Đến năm 2025, công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn.

27/03/2015
Tuổi trẻ ngành Nông nghiệp: Xung kích cải tiến khoa học – kỹ thuật

BHG- Tiếp tục đổi mới về nội dung, bám sát chương trình, kế hoạch công tác; đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công việc, cũng như cải tiến KHKT... là những hoạt động được Đoàn thanh niên Sở Nông nghiệp và PTNT đẩy mạnh thực hiện trong thời gian qua.

26/03/2015