Hà Giang

DN mong muốn "sở hữu" nhân lực CNTT chất lượng

07:08, 26/02/2015

Các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin (CNTT) cần cải thiện việc đào tạo kiến thức nền tảng, tăng cường năng lực thực hành, thực tập trên các dự án và kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là giao tiếp của sinh viên ngành CNTT.

Ảnh minh họa

Theo Sách trắng CNTT Việt Nam 2014, tổng số nhân lực trong lĩnh vực CNTT Việt Nam giai đoạn 2009-2013 không ngừng tăng trưởng với mức tăng trung bình 18%/năm. 

Cụ thể, tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực CNTT qua các năm lần lượt là: 226.300 (năm 2009), 250.290 (năm 2010), 306.754 (năm 2011), 352.742 (năm 2012), 441.008 (năm 2013).

Số cơ sở đào tạo nhân lực CNTT Việt Nam là 290 trường với khoảng 43.000 sinh viên ra trường hàng năm.

Tuy nhiên, DN vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng do thị trường thiếu hụt nguồn nhân lực có đủ kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật…) để tham gia các dự án với khách hàng nước ngoài và tâm lý “nhảy việc” gần đây của nhân lực CNTT Việt Nam.

Phần lớn sinh viên mới ra trường kỹ năng chuyên môn được đào tạo chưa sát với nhu cầu của DN, đặc biệt là kỹ năng làm việc và ngoại ngữ do thiếu cơ hội cọ sát với công việc thực tế trong quá trình học.

Theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT (Bộ Thông tin và Truyền thông), hiện 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, chỉ khoảng 15% sinh viên mới tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của DN.

Để giải quyết tận gốc vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực trên, theo đại diện các DN, có nhiều điểm cần thay đổi ở khâu đào tạo nhân lực CNTT.

Trong chuyến thăm Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) ngày 22/2 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software đã đề xuất việc cần mở rộng quy mô đào tạo kỹ sư CNTT từ nay đến năm 2020 lên gấp 3 lần. Trong đó, cần nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt cần bổ sung giảng dạy tiếng Nhật vào Top 20 trong trường đại học đào tạo chuyên ngành CNTT của Việt Nam.

Từ nay đến năm 2020, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của khách hàng trên toàn cầu, đặc biệt là tại thị trường Nhật Bản, Mỹ, Singapore, châu Âu, FPT Software cần tuyển khoảng 4.000-10.000 nhân viên. Do đó, để cung-cầu tuyển dụng gặp nhau, FPT Software đã và đang đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động đào tạo, không chỉ cho nhân viện hiện tại mà cả nhân viên mới mà cho cả các sinh viên CNTT, là nhân viên trong tương lai của công ty.

Cũng tương tự như FPT Software, Global CyberSoft Việt Nam cũng đang gặp khó khăn khi tuyển dụng nhân lực CNTT. Các ứng viên mà công ty cần tuyển phải đáp ứng được các yêu cầu như có kiến thức nền tảng tốt, có năng lực thực hành, giỏi ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và tư duy logic. Do đó, theo lãnh đạo công ty này, các trường đại học cần phải cải thiện việc đào tạo kiến thức nền tảng; năng lực thực hành, thực tập trên các dự án và kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là giao tiếp cho sinh viên.

chinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chú trọng năng lực chuyên môn, hiệu quả công việc

Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) năm 2013 đề cập nhiều tới vấn đề nhân lực cho ngành, đặc biệt là việc bồi dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà khoa học trẻ. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Thanh Thịnh - nguyên Trưởng ban Đào tạo sau đại học thuộc Bộ KH&CN - về vấn đề thu hút, đào tạo nguồn nhân lực đối với lĩnh vực KH&CN.

30/01/2015
Phân tích thành công hệ gen một gia đình người Việt

Tiếp theo các nghiên cứu về hệ gen một người Việt, nhóm nghiên cứu tới từ Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố kết quả nghiên cứu xây dựng và phân tích thành công hệ gen của 3 cá thể thuộc một gia đình người Việt.

25/02/2015
Đôn đốc thực hiện thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan nhà nước.

23/02/2015
Những "cuộc đua" phát triển 3G

 

 

Theo Cục Viễn thông, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), lượng thuê bao 3G của các mạng di động hiện khoảng 27,5 triệu, tăng gần 8 triệu thuê bao so với năm 2013 mà Sách trắng Công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam đã đưa ra hồi tháng 10-2014. Xu hướng tăng trưởng thuê bao 3G vẫn tiếp diễn và được coi là "cuộc đua" để các nhà mạng phát triển gắn với việc sử dụng thiết bị thông minh…

21/02/2015