Bùng nổ dịch vụ vận tải qua ứng dụng điện thoại di động

13:03, 11/12/2014

Trước Uber, tại TP.HCM đã xuất hiện hai dịch vụ gọi taxi qua ứng dụng di động với tên gọi GrabTaxi và Easy Taxi.


Thời gian gần đây,Ubervẫn đang là dịch vụ vận tải được dư luận quan tâm và tranh luận nhiều. Nhất về tính hợp pháp của nó. Nhưng đây không phải là hình thức dịch vụ vận tải thông qua ứng dụng di động duy nhất xuất hiện tại Việt Nam. Trước Uber, tại TP.HCM đã xuất hiện hai dịch vụ gọi taxi qua ứng dụng di động với tên gọi Grab Taxi và Easy Taxi.

Chính thức xuất hiện tại TPHCM từ tháng 7/2014, Uber là hình thức đi xe thông qua ứng dụng được cài đặt trên smartphone khá tiện lợi. Thế nhưng, Uber đang vấp phải những ý kiến phản đối của một số hãng taxi vì cho rằng các xe tham gia kinh doanh dịch vụ này cần được xem xét lại về tính hợp pháp. Tuy nhiên, đã có đơn vị vận tải cho Uber thuê dịch vụ xe cho thuê.

Ông Hồ Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Mai Linh cho biết: “Uber hay Mai Linh hay các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước hợp tác với nhau tạo ra giá trị tốt cho người tiêu dùng, tạo ra điều kiện tốt cho xã hội và đặc biệt là hợp với luật pháp Việt Nam thì điều đó rất hoan nghênh”.

Bên cạnh Uber, dịch vụGrab Taxicũng đã thu hút trên 60.000 tài xế đăng ký tham gia. Ứng dụng này giúp khách hàng có thể nhận thấy những chiếc xe taxi gần nhất cũng như thông tin về chiếc xe và cả gương mặt tài xế.

Anh Nguyễn Nhật Tân, quận Bình Thạnh, TP.HCM nói: “Tôi thấy dịch vụ này an toàn vì mình biết được ai đưa đón mình. Nếu tôi lỡ để quên đồ trên xe, nhờ biết được thông tin xe mà tôi có thể gọi lấy lại được”.

Độ rủi ro và an toàn của hành khách đang là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi mà đa số các tài xế taxi đều tự đăng ký tham gia các dịch vụ này.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Grab Taxi Việt Nam cho biết: “Chúng tôi đã phối hợp với các hãng taxi để sàng lọc những tài xế tham gia Grabtaxi. Chỉ những tài xế đáp ứng đủ quy định của pháp luật và tiêu chí của chúng tôi mới tham gia được.

Với sự bùng nổ các loại hình vận tải thông qua ứng dụng di động, nhiều chuyên gia cho rằng, cần sớm có khung pháp lý rõ ràng cho hoạt động kinh doanh này.


vtv.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khơi dậy tiềm năng và phát huy tính tư duy sáng tạo trong lứa tuổi thanh, thiếu niên, nhi đồng
HGĐT- Khơi dậy tiềm năng và phát huy tính tư duy sáng tạo, thúc đẩy phong trào thi đua học tập, lao động sáng tạo đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên, nhi đồng (TTNNĐ)... là mục đích của Cuộc thi Sáng tạo TTNNĐ tỉnh Hà Giang được tổ chức hàng năm.
29/11/2014
Tin nhắn rác hoành hành: Các nhà mạng thu được bao nhiêu tiền?
Khoảng 2-3 tháng nay, người dùng điện thoại di động của cả 3 nhà mạng lớn Viettel, MobiFone, Vinaphone bị "dịch" tin nhắn rác "hành" trở lại.
28/11/2014
Giao ban công tác phối hợp quản lý tần số vô tuyến điện 8 tỉnh phía Bắc
HGĐT- Hội nghị giao ban công tác phối hợp quản lý tần số vô tuyến điện 8 tỉnh phía Bắc gồm: Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Yên Bái và Hà Giang, do Trung tâm Tần số Vô tuyến điện khu vực VIII thuộc Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Giang đã được tổ chức ngày 27.11 tại thành phố Hà
28/11/2014
Thế giới chạm mốc 3 tỷ “công dân mạng”
Theo nghiên cứu mới của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), thế giới đã có hơn 3 tỷ người kết nối internet, 2/3 số đó đang sống tại các nước đang phát triển.
27/11/2014