Hà Giang

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác DS – KHHGĐ

15:33, 13/04/2013

HGĐT- Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới gặp nhiều khó khăn về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và đặc biệt trình độ dân trí của người dân còn thấp. Theo kết quả điều tra biến động dân số hàng năm của Tổng cục D S- KHHGĐ năm 2010, tổng tỷ xuất sinh của Hà Giang đứng cao nhất trong số các tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc là 3,05; tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai cũng thấp so với các tỉnh trong khu vực; tỷ lệ sinh con thứ 3 tại 11 huyện/thành phố còn cao...


Qua đó có thể thấy mục tiêu giảm sinh trong công tác DS - KHHGĐ của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào nhằm đánh giá một cách đầy đủ về thực trạng DS - KHHGĐ và nhu cầu sử dụng, khả năng tiếp cận dịch vụ KHHGĐ của đồng bào dân tộc. Do vậy chưa có được những căn cứ thực tiễn để đánh giá nhu cầu dịch vụ KHHGĐ cho các nhóm đối tượng cũng như khả năng đáp ứng của hệ thống y tế cơ sở tại các huyện, xã đối với công tác KHHGĐ.

 


Trẻ em vùng cao.Ảnh:Khánh Toàn


Đứng trước những thực tế trên, được sự nhất trí phê duyệt của UBND tỉnh Hà Giang, Chi cục DS - KHHGĐ đã triển khai nghiên cứu Đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác DS - KHHGĐ tại tỉnh, chủ nhiệm Đề tài là Bác sỹ CKI Hoàng Thị Dung, Chi cục Trưởng Chi cục DS - KHHGĐ. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài là: Đánh giá đúng thực trạng cung cấp các dịch vụ KHHGĐ; Đánh giá nhận thức, nhu cầu, cơ cấu sử dụng các dịch vụ KHHGĐ và tỷ lệ áp dụng các biện pháp KHHGĐ ở đồng bào dân tộc Kinh, Tày, Dao, Mông ở tỉnh Hà Giang; Phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng dịch vụ KHHGĐ ở từng dân tộc; Đề xuất các giải pháp can thiệp phù hợp để nâng cao khả năng cung cấp và mức độ sử dụng dịch vụ KHHGĐ nhằm giảm mức sinh, nâng cao chất lượng dân số ở tỉnh Hà Giang. Sau hơn 2 năm thực hiện triển khai Đề tài, Ban chủ nhiệm đề tài đã thu được những kết quả đáng ghi nhận cho thấy trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu rất thấp, chỉ có 11,8% đối tượng có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên, trình độ học vấn thấp chiếm tỷ lệ cao ở nhóm đối tượng từ 30 - 45 tuổi và chủ yếu tập trung ở đồng bào dân tộc Mông, tỷ lệ có con thứ 3 trở lên cao nhất ở dân tộc Mông (44%), Dao (35,8%), Tày (21,0%), Kinh (12,3%). Đó là một thách thức lớn đối với công tác DS - KHHGĐ khi thực hiện mục tiêu giảm sinh, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ nạo hút thai ở dân tộc Kinh là cao nhất trong bốn nhóm dân tộc nghiên cứu (21,7%) lý do là không sử dụng biện pháp tránh thai. Nhận thức về kiến thức KHHGĐ chưa đầy đủ và không đồng đều giữa các dân tộc.

 

Thực trạng áp dụng biện pháp tránh thai còn thấp chỉ đạt 65,6% và chủ yếu là biện pháp đặt vòng tránh thai do thuận tiện, an toàn, hiệu quả và miễn phí... thực trạng tiếp nhận thông tin về các biện pháp tránh thai của các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ chủ yếu là qua kênh cán bộ dân số xã, cộng tác viên thôn, bản, chủ yếu bằng hình thức truyền thông trực tiếp, vì vậy Ban chủ nhiệm Đề tài đã đề xuất những giải pháp cụ thể như: tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp cùng với xây dựng kế hoạch tổng thể mang tầm chiến lược đối với công tác DS-KHHGĐ; Kiện toàn ổn định tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác DS - KHHGĐ về mặt tài chính; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực thi chính sách DS-KHHGĐ; cũng như lồng ghép hợp lý các nội dung tuyên truyền; Mở rộng địa bàn và tổ chức triển khai có hiệu quả đối với các đợt chiến dịch truyền thông; Tích cực xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về DS-KHHGĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng; Phát huy vai trò của già làng trưởng bản...; mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lựcphục vụ công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ một cách hiệu quả, bền vững; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật tại các cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ...

 

Đề tài đã đạt được những kết quả hết sức thực tế nhằm khắc phục những hạn chếđể thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm mức sinh và không ngừng nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và hội nhập của tỉnh nhà trong hiện tại và trong tương lai.

                                                        NGÔ THỊ DIỄM KHÁNH

                                                              (Sở KH&CN)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trồng chuối tây bằng phương pháp cấy mô thâm canh trên đất dốc
HGĐT - Cuối năm 2012, HTX Vân Nam (Quang Bình) triển khai Dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng chuối tây bằng phương pháp cấy mô thâm canh trên đất dốc tại huyện Quang Bình”. Mô hình được thực hiện với mục tiêu chung đó là góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tạo sản phẩm hàng hóa; giúp người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật và nâng cao thu
29/03/2013
Bộ ứng dụng Windows cho ngày Cá tháng Tư
Bộ ứng dụng và game trên nền tảng Windows cho máy tính và điện thoại Windows Phone có thể là “đồng minh” hiệu quả đến mức ngạc nhiên cho người dùng để tạo các trò đùa vui nhộn.
28/03/2013
Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước
HGĐT- Trong quá trình phát triển KT-XH, việc khai thác, sử dụng nguồn nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Dù được đánh giá là giàu tiềm năng về nước nhưng thực trạng quản lý, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ta vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Nhằm giải quyết những tồn tại cũng như nâng cao công tác quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước, tỉnh ta đã lập Quy
26/03/2013
iPhone giá rẻ sẽ ra mắt tháng 6 tới?
Apple sẽ cho ra mắt iPhone 5S và cả iPhone giá rẻ vào tháng 6 hoặc tháng 7 tới đây. Nhà nghiên cứu thị trường Amit Daryanani, công ty RBC Capital Markets cho biết trong một báo cáo đăng trên MacRumours.
26/03/2013