Hà Giang

Vai trò của người đứng đầu trong cải cách hành chính

09:10, 12/10/2017

BHG - Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12/4/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2016-2020, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo CCHC của tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt CCHC, phục vụ tốt nhất các tổ chức, người dân và doanh nghiệp. Từ vị trí 57 năm 2015, đến năm 2016 tỉnh ta đã vươn lên vị trí 28/63 tỉnh, thành trên cả nước, tăng 29 bậc về chỉ số CCHC cấp Quốc gia.

Cán bộ Trung tâm Hành chính công của tỉnh hướng dẫn khách hàng khi đến giao dịch, giải quyết TTHC.
Cán bộ Trung tâm Hành chính công của tỉnh hướng dẫn khách hàng khi đến giao dịch, giải quyết các TTHC.

Nhằm nâng cao hiệu quả CCHC, UBND tỉnh đã ban hành chương trình hành động và triển khai quyết liệt; cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành đã thể hiện rõ quyết tâm trong tổ chức thực hiện. Từ đó, chất lượng, quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo đúng quy định. Công tác kiểm soát, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) được thực hiện thường xuyên, chú trọng cắt giảm thời gian thực hiện; thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa” điện tử. Bộ máy hành chính, các đơn vị sự nghiệp tiếp tục được kiện toàn, sắp xếp theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Tăng cường phân cấp quản lý đối với các ngành, lĩnh vực gắn trách nhiệm người đứng đầu. Công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức từng bước được quan tâm, đổi mới. Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quá trình thực thi công vụ và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đã góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.

Đặc biệt, tỉnh ta đã cắt giảm thời gian thực hiện 598 TTHC, qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm cho sự phát triển KT-XH của tỉnh. UBND tỉnh đã ban hành 17 quyết định công bố 456 TTHC; 906 danh mục TTHC thực hiện tiếp nhận, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích; phê duyệt danh mục TTHC cắt giảm thời gian giải quyết so với quy định thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện. Đến nay, toàn tỉnh có 1.615 TTHC, trong đó, cấp tỉnh 1.290 TTHC, cấp huyện 213 TTHC, cấp xã 112 TTHC; có 138 TTHC liên thông đã cắt giảm thời gian thực hiện; 185 TTHC liên thông giữa các sở, ban, ngành với Văn phòng UBND tỉnh; 6/6 cơ quan ngành dọc của T.Ư thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông; 11/11 huyện, thành phố, 195/195 xã, phường, thị trấn thực hiện cơ chế “một cửa”.

Trong thời gian rất ngắn, UBND tỉnh đã quyết tâm triển khai, đưa vào sử dụng Trung tâm Hành chính công. Hiện đã có 18 sở, ngành, Công an tỉnh và Cục Thuế tỉnh thực hiện giải quyết hồ sơ TTHC tại Trung tâm Hành chính công. Đồng chí Lương Thái Hòa, Giám đốc Trung tâm Hành chính công cho biết: 9 tháng đầu năm 2017, trung tâm tiếp nhận 8.099 hồ sơ, trong đó kỳ trước chuyển qua 228 hồ sơ, tiếp nhận mới 7.870 hồ sơ; đã giải quyết 7.557 hồ sơ, trước hạn 3.662 hồ sơ, đúng hạn 3.829... Để phục vụ tốt nhất cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân đến giao dịch, trung tâm đã bố trí, sắp xếp các vị trí tiếp đón, hướng dẫn khoa học, ưu tiên tối đa cho khách hàng; thường xuyên theo dõi, giám sát tiến độ giải quyết TTHC của các cơ quan trên hệ thống phần mềm “một cửa” và đôn đốc giải quyết kịp thời hạn.

Ông Đỗ Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Phương Đông, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Giang chia sẻ: Thời gian gần đây, công tác CCHC của tỉnh đã có những chuyển biến rõ rệt, đặc biệt sự vào cuộc quyết liệt của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, sở, ngành, địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển.

Cùng với sự ra đời của Trung tâm Hành chính công, UBND tỉnh đã đầu tư, lắp đặt hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến (HNTHTT) đến cấp xã, nhằm phát huy sự lãnh, chỉ đạo kịp thời từ tỉnh, huyện đến các xã, đặc biệt các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đây là một trong những việc làm thiết thực, cụ thể hóa Chỉ thị số 21, ngày 21/12/2012 của BCH T.Ư Đảng về hạn chế tối đa các hội nghị tập trung có qui mô lớn và là một bước đi lớn trong tiến trình CCHC, hướng tới Chính phủ điện tử của tỉnh.

Huyện Xín Mần đã tiên phong triển khai lắp đặt hệ thống HNTHTT đến hầu hết các xã. Sau đó, các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì... và hiện nay gần như các huyện, thành phố đã có hệ thống HNTHTT đến các xã, phường, thị trấn. Đồng chí Đặng Văn Khánh, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Vĩ – địa phương xa trung tâm nhất của huyện Mèo Vạc cho biết: Khi chưa có hệ thống HNTHTT, lãnh đạo xã thường xuyên phải ra huyện họp, mỗi lần như vậy phải di chuyển quãng đường trên 50 km, đường xá lại xuống cấp nên rất vất vả và tốn kém. Nay triển khai hệ thống này, mỗi kỳ cuộc huyện triệu tập họp, lãnh đạo xã và cán bộ chỉ cần đến phòng họp trực tuyến của xã là có thể tiếp thu những chỉ đạo, điều hành của huyện.

Theo đánh giá của người dân và các doanh nghiệp, ở cơ quan, đơn vị nào người đứng đầu quan tâm, quyết liệt thì ở đó công tác CCHC được triển khai tốt và ngược lại. Mới đây, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo CCHC của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn đã yêu cầu: Thủ trưởng các sở, ngành, địa phương, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong CCHC; đẩy mạnh cải cách TTHC, nhất là những lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp, người dân; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính; tăng cường cung cấp và cập nhật đầy đủ kết quả giải quyết TTHC trực tuyến mức độ 3, 4...

Mong rằng, với sự vào cuộc quyết liệt của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, cùng với việc triển khai có hiệu quả của các sở, ngành, địa phương, chỉ số CCHC của tỉnh sẽ tiếp tục tăng bậc, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh nhà.

Bài, ảnh: VĂN NGHỊ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cải cách tổ chức bộ máy - nhiệm vụ cấp thiết trong "hành trình" cải cách hành chính hiện nay

BHG - Cải cách tổ chức bộ máy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp lại các cơ quan hành chính, giảm các đầu mối đơn vị sự nghiệp và thực hiện tinh giản biên chế. Những năm qua, Sở Nội vụ đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả công tác cải cách tổ chức bộ máy.

25/08/2017
Đột phá về cải cách hành chính từ quyết tâm đến hiệu quả

BHG- Sau hơn một năm triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn II (2016 – 2020) của UBND tỉnh, với việc phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ; đến nay, công tác CCHC Nhà nước trên địa bàn tỉnh đang có bước đột phá, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giao dịch với cơ quan hành chính theo hướng hành chính phục vụ, góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH của địa phương.

24/08/2017
Đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 79/NQ-CP đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

23/08/2017
Đơn giản hóa TTHC 13 lĩnh lực thuộc quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Theo Nghị quyết số 78/NQ-CP của Chính phủ, một số thủ tục hành chính thuộc 13 lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ được đơn giản hóa.

23/08/2017