Hà Giang

Cựu chiến binh Hoàng Đức Toản khởi nghiệp ở tuổi 60

17:14, 23/07/2018

BHG - Vẹn nguyên lời dạy của Bác trong tâm tưởng: “Đồng bào phải ra sức tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để làm cho mọi người có áo ấm, cơm no”. Dù đã đến tuổi nghỉ ngơi, song cựu chiến binh Hoàng Đức Toản, (sinh 1958), tổ 3, thị trấn Yên Bình (Quang Bình) luôn gương mẫu đi đầu trong phong trào thi đua làm kinh tế và đặt quyết tâm khởi nghiệp ở tuổi 60. Hình ảnh về người lính luôn tỏa sáng phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, giúp cho bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ trẻ, thanh niên hôm nay và mai sau học tập, noi theo.

Cựu chiến binh Hoàng Đức Toản (thứ 3 từ phải sang) thu hoạch cá thương phẩm.
Cựu chiến binh Hoàng Đức Toản (thứ 3 từ phải sang) thu hoạch cá thương phẩm.

Tháng 6, trời nắng như đổ lửa, chúng tôi theo chân đồng chí Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị trấn Yên Bình về thăm gia đình ông Hoàng Đức Toản. Với dáng người nhanh nhẹn và tháo vát, ông Toản kể lại: “Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, năm 1978, ông xung phong lên đường bảo vệ biên giới phía Bắc và được biên chế vào Sư đoàn 326, tham gia nhiệm vụ tại tỉnh Lai Châu. Với tinh thần dũng cảm, vượt qua muôn vàn khó khăn, suốt thời gian phục vụ chiến đấu, ông cùng đồng đội đã góp phần làm nên chiến thắng. Tròn 7 năm quân ngũ, đến năm 1985, ông phục viên trở về quê hương trong niềm vinh dự, tự hào và cũng đầy trách nhiệm của người lính”.

Làm anh bộ đội trong thời chiến thì phải dũng cảm chiến đấu, hòa bình rồi thì phải thi đua lao động, sản xuất làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội; ngay sau khi trở về, ông bắt tay vào làm kinh tế. Với ý chí không lùi bước trước khó khăn, tận dụng lợi thế đất đai rộng rãi, nguồn nước tự nhiên bốn mùa sẵn có, cựu chiến binh Hoàng Đức Toản đã đào hơn 1.000 m² ao thả các loại cá Trắm, Rô - phi, Trôi, Bỗng, chép và nuôi lợn rừng. Với tính cần cù, chịu thương, chịu khó, ham học hỏi, vừa làm vừa nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm nhất định trong chăn nuôi, ông Toản cho rằng: Nuôi lợn rừng thương phẩm và sinh sản không quá khó, sức đề kháng cao, ít bệnh dịch, quan trọng nhất là con giống. Thức ăn cho lợn cũng khá đơn giản vì chỉ cần rau, cám bã, phụ phẩm nông nghiệp nên chi phí thấp hơn nhiều so với nuôi lợn thường. Tuy nhiên, muốn lợn đảm bảo chất lượng cần có không gian rộng, thích hợp môi trường rừng, sau hơn 1 năm mới tính đến chuyện xuất bán.

Đối với nuôi cá, cần tuân thủ đúng quy trình ao nuôi, sau mỗi lần thu hoạch phải nạo vét, khử trùng rồi mới thả lứa cá mới để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Nguồn nước đảm bảo liên tục và sạch cá mới sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, lớn nhanh. Ngoài cám ngô, gạo bổ sung thêm thức ăn cho cá bằng các loại cỏ. Theo tính toán, do áp dụng phương pháp chăn nuôi hoàn toàn bằng tự nhiên nên giá thành lợn rừng và cá của ông Toản luôn có giá thành cao hơn, được thị trường ưa chuộng, nhiều lúc không đủ cung cấp. Bình quân, mỗi năm gia đình tiêu thụ khoảng 50 con lợn rừng, 5 - 6 tạ cá, trừ chi phí cũng đạt 70 triệu tiền lãi. Số tiền này, giúp ông Toản có điều kiện trang trải cuộc sống, mua sắm vật dụng và lo cho con cái học hành.

Nhận thấy hiệu quả, vừa qua, ông được phòng giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Quang Bình cho vay 50 triệu đồng theo Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh, trợ giúp gia đình duy trì, phát triển vững mạnh mô hình chăn nuôi lợn rừng hàng hóa. Khi được hỏi về bí quyết phát triển chăn nuôi hiệu quả, ông Toản cho biết: “Muốn làm bất cứ điều gì, việc đầu tiên phải kiên trì, bền bỉ, dám nghĩ, dám làm. Suốt năm tháng qua, bản thân cũng có lúc gặp thất bại do thiếu kỹ thuật ban đầu, thua lỗ vì giá cả chăn nuôi biến động, bếp bênh nhưng đó vừa là cái nghề, cái nghiệp, khi sức khoẻ còn cho phép, chưa bao giờ nghĩ đến chuyện từ bỏ. Ngày nay, phương tiện tiếp cận khoa học kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt rất nhiều, thế hệ trẻ cần biết lựa chọn tìm hiểu, phát huy đúng cách, áp dụng phù hợp điều kiện thực tế quê hương để xây dựng các mô hình kinh tế”.

Theo Bí thư Đảng ủy thị trấn Yên Bình, Hoàng Việt Chông: Cựu chiến binh Hoàng Đức Toản là một tấm gương mẫu mực, sống chan hòa, tình làng nghĩa xóm, thường xuyên chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh. Từ đôi bàn tay và sự quyết tâm, ông đã vươn lên làm giàu chính đáng, đóng góp cho sự phát triển của địa phương và là người đi đầu chương trình khởi nghiệp của Hội Cựu chiến binh thị trấn. Qua đó, động viên khích lệ cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện tốt việc “Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Bài, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu sớm đưa khởi nghiệp vào chương trình giảng dạy đại học

Kết luận phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục đào tạo và Hội đồng quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị sớm đưa vào chương trình giảng dạy của các trường vấn đề khởi nghiệp một cách sâu sắc và thực tế hơn. Ươm mầm khởi nghiệp là một mục tiêu của đại học.

30/05/2018
Chàng trai người Tày khát khao đưa văn hóa Hà Giang đến mọi miền Tổ quốc

BHG - Cuộc trò chuyện với chàng trai người Tày và nghe anh kể về những khát khao mãnh liệt, muốn đưa văn hóa Hà Giang đến mọi miền Tổ quốc; những ý tưởng khởi nghiệp, đam mê làm du lịch đã làm tôi khâm phục biết bao. Đó là Phan Quốc Bảo, sinh năm 1993 ở thôn Nà Tậu, xã Hữu Vinh (Yên Minh). Từ nhỏ, chứng kiến cuộc sống khó khăn của đồng bào đã nuôi dưỡng tình yêu với quê hương và khiến khát vọng, nghị lực của Bảo lớn như những dãy núi đá trên Cao nguyên đá gian khó...

28/06/2018
Người đoàn viên dám nghĩ, dám làm

BHG - Đến thôn Lùng Càng, xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên gặp Hoàng Xuân Tình, chàng thanh niên trẻ, người Tày sinh (năm 1992) luôn trăn trở nghĩ cách làm giàu trên mảnh đất quê hương mình; từ lâu được bà con trong thôn đánh giá là người năng nổ, cần cù, biết tìm hướng đi để làm kinh tế.Sinh ra trong một gia đình thuần nông, Hoàng Xuân Tình luôn ý thức được những khó khăn, vất vả mà bố mẹ mình đã trải qua. Học hết phổ thông,  Hoàng Xuân Tình nhường cho em gái có thêm điều kiện để học lên cao hơn… 

28/06/2018
Chung kết cuộc thi ý tưởng Thanh niên khởi nghiệp năm 2018

BHG - Vừa qua tại Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tổ 8, phường Quang Trung TPHG, UBND tỉnh đã tổ chức Chung kết cuộc thi Thanh niên khởi nghiệp năm 2018. Dự có các đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hội đồng thẩm định; lãnh đạo Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam (SVF); lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; Hội Doanh nhân trẻ tỉnh; các sở, ban, ngành, các đồng chí trong Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp và kinh tế tập thể tỉnh cùng lãnh đạo UBND các huyện, thành phố…

28/06/2018