Hà Giang

Quy định, chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6

16:49, 01/06/2020

Các tỉnh được phép tạm ứng ngân quỹ nhà nước; thi hành án pháp nhân… là những quy định, chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 6.

Trung ương hoặc các tỉnh có thể tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Trung ương hoặc các tỉnh có thể tạm ứng ngân quỹ nhà nước.

1. Các tỉnh được tạm ứng ngân quỹ nhà nước

Thông tư số 23/2020 của Bộ Tài Chính Quy định tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách nhà nước hoặc tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh có hiệu lực thi hành từ 1/6.

Theo Thông tư 23, Bộ trưởng Bộ Tài chính có quyền quyết định mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời. Các tỉnh cũng có thể xin tạm ứng ngân quỹ nhà nước nhưng không được vượt quá số còn lại của dự toán chi ngân sách địa phương đã được Bộ Tài chính giao.

Việc tạm ứng, cho ngân sách nhà nước vay từ ngân quỹ nhà nước chỉ được thực hiện trong khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi; đảm bảo không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, chi trả của Kho bạc Nhà nước…

2. Cấm kê biên lương thực cho người lao động

Nghị định số 44/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành án với pháp nhân thương mại sẽ có hiệu lực từ 1/6. Theo nghị định, các biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng với pháp nhân thương mại gồm phong tỏa tài khoản; kê biên tài sản; tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu.

Tuy nhiên, Nghị định 44 nghiêm cấm kê biên một số tài sản của pháp nhân như vật phục vụ quốc phòng, an ninh; thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm cho người lao động; nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế nếu không phải là tài sản để kinh doanh; trang thiết bị phục vụ an toàn lao động, phòng cháy...

Ngược lại, nếu pháp nhân thương mại không còn tài sản, cơ quan thi hành án hình sự có quyền kê biên, xử lý tài sản của pháp nhân thương mại đang cầm cố, thế chấp hoặc đang do người thứ ba giữ.

Các tài sản là vốn góp; phương tiện giao thông; quyền sở hữu trí tuệ; tài sản gắn liền với đất… đều có thể trở thành đối tượng bị kê biên.

3.Phải xin phép khi vận chuyển chất nguy hiểm

Tổng cộng, có 2.921 loại hàng hóa nguy hiểm theo Nghị định số 42/2020/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường hoặc trên đường thủy nội địa.

Muốn vận chuyển các hàng hóa này, cá nhân hoặc tổ chức phải được phép của cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, những người vận chuyển, bốc dỡ, áp tải… đều phải được tập huấn trước khi làm nhiệm vụ.

Nghị định 42/2020 cũng yêu cầu, không được vận chuyển xăng, gas, các chất dễ cháy qua hầm có chiều dài hơn 100m hoặc chở cùng hành khách trên một phương tiện.

Nghị định 4/2020 sẽ có hiệu lực từ 1/6.

4.Chỉ được tạm nhập, tái xuất qua cửa khẩu chính

Thông tư số 09/2020TT – BCT của Bộ Công thương có hiệu lực thi hành từ 30/6 quy định về lộ trình áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan.

Thông tư này nêu rõ, việc nhập khẩu vào hoặc tái xuất các loại hàng hóa ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền chỉ được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương).

Quy định trên được áp dụng cho cả hàng hóa nước ngoài tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan nếu hàng hóa đó được nhập khẩu vào hoặc tái xuất ra khỏi Việt Nam qua biên giới đất liền.

Theo tienphong.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định hỗ trợ ngân sách địa phương trong phòng, chống Covid-19

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 437/QĐ-TTg về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19.

30/03/2020
Vì sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

BHG - Ngày 28.5 vừa qua, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự thảo Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030. Với đặc thù một tỉnh có phần lớn dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số, chương trình khi được triển khai sẽ có ý nghĩa, tác động lớn tới các chủ trương, chính sách của tỉnh với các địa phương đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

29/05/2020
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững góp phần thay đổi đời sống người dân

BHG - Tỉnh ta là một trong những địa phương gặp nhiều khó khăn trên bước đường phát triển KT-XH; nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền; sự ủng hộ, chung tay của các doanh nghiệp, tổ chức,… giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh giảm 33.163 hộ nghèo; tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 43,65% xuống còn 22,53%, giảm 21,12% so với đầu năm 2016…

 

27/05/2020
Điều kiện, thủ tục hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

26/04/2020