Hỗ trợ người dân nâng cao giá trị sản phẩm cam Sành

08:12, 20/03/2018

BHG - Cam Sành được tỉnh ta xác định cây trồng chủ lực, có đóng góp quan trọng làm nên thành công của mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Từ đó, tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương tích cực tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm cam Sành. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Chi cục Quản lý chất lượng Nông - lâm sản và thủy sản đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng sản xuất cam Sành theo tiêu chuẩn VietGAP.

Cam Sành trồng theo tiêu chuẩn VietGAP được thương lái thu mua tận vườn.
Cam Sành trồng theo tiêu chuẩn VietGAP được thương lái thu mua tận vườn.

Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông - lâm sản và thủy sản, Nguyễn Văn Thành cho biết: Trước nhu cầu ngày càng “khó tính” của thị trường, sản phẩm nông nghiệp sạch luôn là ưu tiên hàng đầu. Xác định được điều đó, tỉnh ta đã chú trọng đưa trái cam Sành trở thành sản phẩm chủ lực và khuyến khích đầu tư, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Cùng với nhiều chương trình hỗ trợ phục hồi diện tích cam, các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, huyện được triển khai hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng cam Sành. Trong năm 2017, đơn vị đã phối hợp với các địa phương, thực hiện được 1.230 ha cam Sành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đạt gần 124% kế hoạch tỉnh giao. Từ đó, những trái cam Sành đã tự tin vươn xa, từng bước khẳng định uy tín, thương hiệu tại các thị trường lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…

Anh Nông Thành Tâm, hộ trồng cam xã Hương Sơn (Quang Bình) cho biết: Với sự hỗ trợ của tỉnh, huyện về vốn vay, gia đình anh đã mở rộng diện tích cam Sành lên 4 ha, trong đó có trên 2 ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đang cho thu hoạch. Những năm qua, sản phẩm cam được tiêu thụ tốt, giá cao và đã mang lại cuộc sống khá ổn định cho người trồng cam. Thành quả này, có vai trò hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật rất lớn từ các cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng Nông - lâm sản và thủy sản.

Có mặt tại những địa điểm tiêu thụ cam Sành VietGAP trên địa bàn tỉnh và một số thị trường lớn, chúng tôi dễ nhận thấy, người tiêu dùng rất quan tâm đến loại trái cây đặc sản này. Điều này khẳng định, sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, tiêu chuẩn VietGAP sẽ giúp sản phẩm cam Sành của tỉnh tiếp tục khẳng định, giữ vững thương hiệu trên thị trường.

Bài, ảnh: Phi Anh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Huyện Vị Xuyên tổ chức Hội thi sản phẩm cam sành niên vụ 2017 – 2018

BHG - Ngày 28.12, tại thôn Việt Thành, xã Việt Lâm, UBND huyện Vị Xuyên tổ chức Hội thi sản phẩm cam sành niên vụ 2017 – 2018. Đến dự có đồng chí Vi Hữu Cầu, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Vị Xuyên; lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT, sở Khoa học và Công nghệ, đại diện một số doanh nghiệp cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn.

28/12/2017
Nguyên nhân và cách phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây cam tại xã Hương Sơn, huyện Quang Bình

BHG- Ngày 18.8.2017, Sở Nông nghiệp và PTNT giao cho Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức đi kiểm tra sâu, bệnh hại trên cây cam tại xã Hương Sơn, huyện Quang Bình. 

24/08/2017
Nhiều diện tích cam Sành tại thôn Sơn Đông, xã Hương Sơn bị bệnh chưa rõ nguyên nhân

BHG- Trong những ngày gần đây, một số hộ dân của xã Hương Sơn, huyện Quang Bình đang rất lo lắng trước tình hình dịch bệnh phát triển rất nhanh trên cây cam Sành, nhất là trong 2 tháng trở lại đây do thời tiết mưa nhiều nên bệnh hại cây có dấu hiệu lây lan ra diện rộng. Trước mắt, để bảo vệ diện tích cam Sành chưa bị bệnh, người dân đã tiến hành khoang vùng, chặt bỏ những cây cam Sành đã bị nhiễm bệnh.

23/08/2017
Cần lắm những "hiệp sỹ" giải cứu cam Sành

BHG- 3 huyện vùng trọng điểm cam Sành của tỉnh gồm Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình còn tồn gần 20 nghìn tấn quả chín nhưng chưa tiêu thụ được. Cam cuối vụ vàng ươm, trĩu nặng trên cành đang mỏi mắt chờ người hái; những nhà vườn như đang ngồi trên đống lửa, gặp thời tiết bất lợi, cam rụng đầy gốc và chất lượng, trọng lượng bị giảm rất nhanh.

22/02/2017