Những mảnh vườn đơm hoa, kết trái

11:09, 03/08/2021

BHG - Thực hiện Đề án cải tạo vườn tạp, các hộ tham gia đã có nhiều cách làm sáng tạo. Những mảnh vườn cằn cỗi trước đây, nay đã đơm hoa kết trái, hứa hẹn tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Hộ anh Lý Tà Thí, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ chăm sóc cây mận Tam hoa.                                                                           Ảnh: PHẠM HOAN
Hộ anh Lý Tà Thí, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ chăm sóc cây mận Tam hoa. Ảnh: PHẠM HOAN

Quá trình triển khai đề án, các địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền để người dân nắm được chủ trương của tỉnh, mục đích của việc cải tạo vườn tạp… Với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, ngành về vốn, giống, kỹ thuật… các hộ tham gia cải tạo vườn tạp đã thực hiện rất tích cực, nhiều hộ có cách sáng tạo, bước đầu mang lại kết quả khả quan. Với vốn vay (bình quân 30 triệu đồng/hộ), các hộ tính toán sử dụng từ 10 - 20 triệu đồng mua cây, con giống để sản xuất (đa phần tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản); sử dụng 3 - 5 triệu đồng mua thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật tư nông nghiệp và còn lại khoảng từ 5 - 17 triệu đồng để chỉnh trang lại vườn, mua vật liệu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo lại chuồng, ao,... Ngoài kinh phí được vay, các tổ chức, cá nhân nơi các hộ sinh sống đã nhiệt tình ủng hộ công lao động, cây, con giống.

Qua quá trình thực hiện đề án, mỗi địa phương, gia đình đều có cách làm khác nhau, tùy theo điều kiện tự nhiên, vườn hộ mà sắp xếp thứ tự những phần việc cần thực hiện; lựa chọn cây, con giống phù hợp với khả năng nhân lực cũng như nhu cầu thị trường hàng hóa. Qua khảo sát thực tiễn các vườn hộ ở các huyện vùng thấp cho thấy, các hộ quan tâm việc chỉnh trang vườn gọn gàng, lựa chọn giống cây, con giống phù hợp, lấy ngắn nuôi dài. Điển hình về cách làm có hộ ông Nông Văn Tỉnh, xã Linh Hồ (Vị Xuyên) nuôi lợn, trồng bưởi, quy hoạch lại vườn rau 320 m2, trồng bờ rào cây xanh xung quanh nhà; hộ ông Hoàng Văn Cao, xã Ngọc Linh đã quy hoạch lại vườn trồng cây táo 500 m2; vườn rau, củ, quả 200 m2; khu chăn nuôi 800 m2. Với cách làm này, các hộ đã tạo dựng được mô hình sản xuất tổng hợp mang tính ổn định lâu dài. Nổi bật như hộ ông Tải Seo Phong, xã Đồng Tâm (Bắc Quang), đầu tiên cấu trúc không gian nhà, vườn sau đó san mặt bằng xây chuồng lợn khoảng 150 m2, quy mô nuôi khoảng 20-30 con/lứa, trồng bưởi Rubi; ông Đặng Văn Yên, xã Hùng An bố trí lại khu chăn nuôi, loại bỏ cây tạp, bố trí vườn theo sơ đồ 200 cây ổi Lê, 150 trụ Thanh long ruột đỏ, trồng rau các loại. Ở Quang Bình có hộ chị Lý Thị Túy, thôn Tân Bình, xã Tân Trịnh cải tạo 1.500 m2 vườn sang trồng cỏ và phát triển chăn nuôi dê.

Đối với các huyện vùng cao núi đá phía Bắc, với địa hình và thời tiết khác biệt, các hộ cải tạo vườn tạp nơi đây có những cách làm riêng. Với lợi thế khí hậu mát mẻ, các hộ ông Mua Mí Sính, thôn Lò Suối Tủng, xã Tả Ván; Hoàng Sần Cồ, thôn Vàng Chá Phìn, xã Cao Mã Pờ; Lý Tà Thí, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ) đã tích cực cải tạo nương, vườn trồng rau, củ, quả; trồng cây ăn quả, nuôi thủy sản... hiện nay các loại rau, củ đã cho thu hoạch vụ đầu tiên, vừa phục vụ đời sống hàng ngày, vừa bán ra thị trường góp phần tăng thu nhập. Gia đình ông Nguyễn Văn Ngợi, thôn Tân Tiến, xã Hữu Vinh (Yên Minh) có vườn rộng 1.800 m2, ông cải tạo trồng cây ăn quả 700 m2 (trồng 60 cây mận, 30 cây ổi, 66 trụ Thanh long); trồng rau 500 m2, đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi 200 m2; bước đầu một số cây trồng đã cho thu hoạch. Hộ ông Vàng Mí Hờ, xã Tả Lủng (Đồng Văn) thực hiện xếp, kè nương đá, giữ đất, chuyển đổi 1.200 m2 đất vườn tạp sang trồng 100 cây mận và chăn nuôi gia cầm; hay hộ ông Vừ Sáu Pó, xã Lũng Cú thực hiện kè đá giữ đất, cải tạo vườn trồng cây ăn quả (mận) và cây dược liệu (gừng) trên diện tích 1.900 m2.

Đối với các huyện vùng núi đất phía Tây, nhiều hộ có cách làm đặc trưng riêng. Điển hình như ông Vàng Hội Thư, xã Pố Lồ (Hoàng Su Phì), với diện tích vườn trên 1.000 m2, ông trồng các loại rau, thí điểm trồng cây dược liệu Đương quy 300 m2; nuôi lợn nái, gà, ngan. Hộ ông Hoàng Văn Xạ, thôn Làng Thượng, xã Khuôn Lùng (Xín Mần), diện tích vườn cải tạo 977 m2, ông bố trí trồng củ Hoài sơn 650 m2, cải tạo trồng 30 cây tranh Tứ mùa; trồng rau, bí thơm 150 m2; xây dựng chuồng trại 112 m2 nuôi trâu, lợn, gà và cải tạo lại ao cá…

Qua quá trình thực hiện cải tạo vườn tạp cho thấy, hầu hết các hộ bước đầu có thay đổi về chỉnh trang lại không gian sinh sống, đầu tư sắp xếp vườn, ao, chuồng khoa học hơn... Đặc biệt là hình thành tư duy sản xuất mới, tiến bộ hơn và có tầm nhìn lâu dài. Tuy nhiên, hiện nay các hộ nghèo, cận nghèo rất cần đến kiến thức; kỹ năng tính toán, khoa học kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất, để các mảnh vườn thực sự tạo sinh kế bền vững cho người dân. 

ANH KHÔI


Cùng chuyên mục

Xã Phong Quang có 183 hộ dân đã tham gia cải tạo vườn tạp

BHG - Từ năm 2020 đến nay, thực hiện Chương trình cải tạo vườn tạp, xã Phong Quang (Vị Xuyên) có 183 hộ đã tham gia cải tạo vườn tạp, trong đó, có 10 hộ làm vườn mẫu. Tổng diện tích cải tạo vườn tạp và xây dựng vườn mẫu là 30,7 ha. Chủ yếu các hộ cải tạo vườn để trồng các loại cây, gồm: Hồng không hạt, nhãn, thanh long, vải, mít. Với mục tiêu cải tạo vườn tạp theo hình thức "lấy ngắn nuôi dài" trên cùng diện tích để trồng xen canh cây ăn quả ngắn ngày là dưa hấu, khoai lang, rau, đậu… đã đem lại cho các hộ dân nguồn thu nhập khoảng 50 triệu đồng/năm.

30/06/2021
Huy động xã hội hóa trên 500 triệu đồng hỗ trợ cải tạo vườn tạp

BHG - Thực hiện Nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ tỉnh về Cải tạo vườn tạp, các địa phương trong tỉnh huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc giúp đỡ người dân; trong đó, huy động nguồn lực xã hội hóa được 523 triệu đồng hỗ trợ nhân dân cải tạo vườn tạp.

27/04/2021
Kim Linh cải tạo vườn tạp dựa trên thế mạnh địa phương

BHG - Thực hiện Chương trình cải tạo vườn tạp theo Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh, nhiều địa phương trong tỉnh đã có những cách làm hay, sáng tạo để cụ thể hóa nội dung của nghị quyết. Điển hình tại xã Kim Linh (Vị Xuyên), phong trào cải tạo vườn tạp dựa trên thế mạnh của vùng, xác định được những cây, con chủ lực để tạo thu nhập cho người dân.

27/04/2021
Đồng Văn thực hiện phương châm "Dễ làm trước, khó làm sau"

BHG - Trước tình trạng nguồn lực hạn hẹp, Đồng Văn triển khai Chương trình Cải tạo vườn tạp theo phương châm "dễ làm trước, khó làm sau", huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để biến những mảnh vườn tạp thành sinh kế giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo.

 

25/04/2021