Hà Giang

Quản Bạ đổi mới cách làm, thay đổi tư duy trong cải tạo vườn tạp

09:47, 01/04/2021

BHG - Năm 2021 huyện Quản Bạ có 105 hộ (kế hoạch tỉnh giao 59 hộ), trong đó có 41 hộ nghèo, 64 hộ cận nghèo thực hiện cải tạo vườn tạp (CTVT) với tổng diện tích gần 54.000 m2. Hiện nay, các hộ đang bù đất lấp đá, rào vườn, mua con giống và đã có những mầm xanh trên mảnh vườn vừa cải tạo.

Anh Vàng Mí Hồ, thôn Sủa Cán Tỷ, xã Cán Tỷ chăm sóc cây mận trên mảnh vườn mới cải tạo.
Anh Vàng Mí Hồ, thôn Sủa Cán Tỷ, xã Cán Tỷ chăm sóc cây mận trên mảnh vườn mới cải tạo.

Ngay sau khi Nghị quyết 05 được ban hành, Đảng bộ huyện Quản Bạ cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo trong nghị quyết, xây dựng, ban  hành các nghị quyết, kế hoạch, quyết định, thành lập Ban chỉ đạo về CTVT, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Chỉ đạo các xã, thị trấn, các ngành tập trung rà soát, đánh giá loại hình, hiện trạng vườn tạp để phân tích, vận động, tuyên truyền người dân bù đất lấp đá CTVT. Triển khai thực hiện phải có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành từ huyện đến cơ sở; huy động toàn dân tham gia với tinh thần tự giác, tự lực, tự cường; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung phát triển kinh tế vườn hộ. Khi thực hiện cải tạo vườn hộ phải cam kết đúng 4 tiêu chí theo Nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ tỉnh. 

Lãnh đạo huyện động viên các hộ dân thôn Thanh Long, xã Thanh Vân cải tạo vườn tạp.
Lãnh đạo huyện động viên các hộ dân thôn Thanh Long, xã Thanh Vân cải tạo vườn tạp.

Đồng thời, thành lập nhóm Zalo riêng để các xã, thị trấn trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; các trường học trên địa bàn huyện cam kết tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả cho các hộ CTVT; tận dụng các nguồn quỹ phát triển cho các hộ CTVT vay vốn có thu hồi sau 2 năm; các hội, đoàn thể, lực lượng vũ trang, UBND các xã, thị trấn mỗi đơn vị phụ trách 5 hộ, trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ nguồn nhân lực cho các hộ CTVT. 

Để thay đổi tư duy cán bộ, công chức, viên chức nhất là người dân thực hiện CTVT, Đảng bộ huyện chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tập trung tuyên truyền, phổ biến những nội dung nghị quyết, đề án của tỉnh; cơ chế, chính sách hỗ trợ cải tạo vườn tạp trên các phương tiện thông tin đại chúng, như: Loa truyền thanh, họp thôn, hội nghị, hội thảo, tập huấn hoặc tư vấn trực tiếp với người dân; tuyên truyền, giới thiệu các mô hình kinh tế điển hình có hiệu quả cao trong phát triển kinh tế vườn hộ. Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các cấp để chỉ đạo xây dựng CTVT tại thôn, xóm. Khuyến khích, tạo mọi điều kiện để các hộ đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị gia tăng. Xây dựng, quảng bá, giới thiệu nhãn hiệu, thương hiệu; xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm phát triển bền vững. Huy động lực lượng vũ trang tham gia giúp đỡ ngày công lao động; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện CTVT. Hướng dẫn kỹ thuật cho người dân theo hình thức “cầm tay chỉ việc”. Ưu tiên hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo từ các nguồn vốn T.Ư, của tỉnh, huyện cho các hộ CTVT …

Anh Vàng Mí Hồ, thôn Sủa Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, tâm sự: Những năm trước, vườn gia đình tôi chỉ trồng cây ngô, do vườn thiếu đất nên năng suất rất thấp. Năm nay, được sự tư vấn, giúp đỡ của cán bộ xã, cán bộ huyện tôi mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ đất vườn sang trồng hơn 160 cây mận, trồng cây ớt, nuôi ong mật. Để tạo điều kiện cho cây trồng phát triển, tôi thuê xe rồi mua gần 10 khối đất bù vào các hốc đá. Nay, cây đang sinh trưởng và phát triển tốt.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để có những cách làm hay, thay đổi tư duy trong CTVT. Tin tưởng rằng, đến năm 2025 huyện Quản Bạ đạt mục tiêu có khoảng 500 vườn tạp được cải tạo thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; các hộ có đất vườn tạp kể cả hộ trung bình, hộ khá sẽ chủ động bố trí kinh phí CTVT, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Bài, ảnh: HOÀNG TUYẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng Nông thôn mới

BHG - Với mục tiêu thay đổi tư duy sản xuất, tạo sinh kế giúp người dân thoát nghèo từ mảnh vườn của gia đình, huyện Mèo Vạc đang thực hiện cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng NTM; hình thành vùng sản xuất tập trung và xây dựng phương án bao tiêu sản phẩm cho người dân.

30/03/2021
Thay đổi tư duy sản xuất của người dân miền đá

BHG - Mèo Vạc có đặc thù địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt; tập quán canh tác truyền thống ăn sâu vào nếp nghĩ của đồng bào. Giải quyết tình trạng đó, địa phương tập trung triển khai Chương trình Cải tạo vườn tạp theo hướng thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân, tạo sinh kế giúp các hộ vươn lên thoát nghèo.

27/03/2021
Đầu ra cho sản phẩm cải tạo vườn tạp ở Khuôn Lùng

BHG - Xác định cải tạo vườn tạp nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, ngay từ khi bắt tay vào thực hiện, xã Khuôn Lùng (Xín Mần) đã xây dựng lộ trình cụ thể và có phương án hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm. Thực hiện Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh, xã phấn đấu cải tạo 20 vườn mẫu tiêu biểu, trong đó chủ yếu là các hộ nghèo và cận nghèo, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

26/03/2021
"Hồi sinh" những mảnh vườn trên đá

BHG - Những mảnh vườn trên miền đá Mèo Vạc đang từng ngày được "hồi sinh" khi cả hệ thống chính trị vào cuộc giúp người nông dân cải tạo vườn tạp. Thực tế gieo trồng trên mảnh vườn của các hộ huyện Mèo Vạc hiện đa số quảng canh, tự cung, tự cấp. Sản phẩm tăng gia từ vườn tuy đáp ứng một số nhu cầu thiết yếu, nhưng chưa thực sự đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng hàng ngày.

25/03/2021