Bộ đội Hải quân-Điểm tựa cho ngư dân bám biển

08:33, 05/12/2018

Những ngày đầu tháng mười, Đoàn cán bộ của Quân chủng Hải quân gồm các Phòng Kinh tế, Tuyên huấn, Cứu hộ cứu nạn, Tác chiến, Quân sự địa phương và Hải đoàn 129 đã khảo sát ở 6 tỉnh miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận). Nội dung làm việc tập trung tìm hiểu tình hình thực hiện Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ khắc phục thẻ vàng của EU đối với thủy sản Việt Nam, nguyện vọng của ngư dân trong quá trình bám biển, giữ biển và làm giàu từ biển.

Một chuyến khảo sát của Quân chủng Hải quân thực hiện tại 6 tỉnh ven biển miền Trung, những địa phương có nhiều đội tàu vươn khơi ra các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Đây cũng là những địa bàn làm công tác dân vận quen thuộc của Hải đoàn 129, đơn vị được trực tiếp phân công quản lý, vận hành các âu tàu trên đảo Trường Sa, Sinh Tồn, làng chài ở lòng hồ Tốc Tan, Núi Le... nơi sửa chữa hỏng hóc tàu thuyền, cấp nước ngọt hoàn toàn miễn phí. Đây là cơ hội quý để gần dân, lắng nghe, hiểu và giúp dân một cách thực chất nhất.

 Đoàn công tác Quân chủng Hải quân tham quan cơ sở đóng tàu tại xã Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Đoàn công tác Quân chủng Hải quân tham quan cơ sở đóng tàu tại xã Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Với hơn 5.600 tàu đánh cá trên biển, trong đó hơn 1.500 tàu đánh bắt xa bờ, ngư dân Quảng Ngãi có mặt rộng khắp trên tất cả các vùng biển của đất nước. Giai đoạn năm 2013-2015, số vụ việc ngư dân Quảng Ngãi xâm phạm vùng biển nước ngoài để đánh bắt hải sâm, sò tai tượng đáng báo động. Nhiều giải pháp quyết liệt đã được UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và phối hợp với lực lượng vũ trang tích cực tuyên truyền về Chỉ thị 45 của Thủ tướng Chính phủ tới ngư dân; nhất là phối hợp với Cơ quan quản lý thủy sản Australia trực tiếp đến tuyên truyền chống khai thác bất hợp pháp trên vùng biển Australia và các quốc đảo Thái Bình Dương. Từ tháng 12-2017 đến nay, toàn tỉnh không ghi nhận trường hợp tàu cá nào vi phạm nữa. Cách làm quyết liệt của các cơ quan chức năng và ý thức chấp hành của ngư dân địa phương được các thành viên đoàn công tác Quân chủng Hải quân tham khảo và chia sẻ với các địa phương khác khi đến làm việc.

Ông Phùng Đình Toàn, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Chúng tôi tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa hải sâm vào danh mục cấm khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép để ngăn chặn đầu ra. Chúng tôi cũng tham mưu với UBND tỉnh quy định không cho hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước với các tàu xâm phạm vùng biển các nước, tăng cường các biện pháp tuần tra, kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Lịch làm việc của đoàn công tác Quân chủng Hải quân được xây dựng tỉ mỉ cho từng giờ. Tuy nhiên, trong các buổi làm việc đều “cháy” thời gian, bởi đại diện các chủ tàu, ngư dân, nghiệp đoàn đều muốn bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình với đoàn. Đó là những lời cảm ơn chân thành mà các ngư dân muốn nhắn gửi tới bộ đội Hải quân trên những con tàu đang làm nhiệm vụ trên biển, trên đảo, nhà giàn DK1 trên thềm lục địa phía Nam. Ông Trần Văn Nhân, Chủ Tàu cá QNa 91441, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam chia sẻ: “Khi Chỉ thị 45 của Chính phủ ra đời, ngư dân chúng tôi cũng biết nên chỉ đánh bắt ở vùng biển Việt Nam, vùng biển chung, không vi phạm vùng biển của các nước bạn. Các anh Hải quân thường xuyên tới chỉ, hướng dẫn, nhắc nhở chúng tôi tuân theo pháp luật”.

Mỗi một địa phương mà đoàn công tác đến làm việc đều có cách làm riêng để tuyên truyền, vận động ngư dân của địa phương mình chấp hành tốt các quy định của pháp luật về khai thác thủy sản bền vững. Chính quyền địa phương, vừa tuyên truyền vừa kết hợp với các chế tài xử lý để hạn chế đến mức thấp nhất vi phạm xảy ra. Một thực tế cho thấy, trong những năm qua sự phát triển “nóng” những đội tàu khai thác dẫn đến nguồn tài nguyên thủy sản vùng biển nước ta bị cạn kiệt. Do đó, có những chủ tàu tìm cách xâm phạm vùng biển nước bạn để khai thác bảo đảm cho cuộc sống mưu sinh của mình, cũng như duy trì cho đội tàu hoạt động. Những hoạt động đánh cá ở vùng biển chồng lấn nhưng vận bị nước ngoài tịch thu ngư lưới cụ, thậm chí bắt cả người… Tất cả những vấn đề đó được đoàn công tác chia sẻ, giải thích. Thành viên đoàn công tác còn phát tờ rơi về sơ đồ đường phân định, những hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, hình thức xử phạt đến tận tay bà con ngư dân.

Trong các buổi làm việc với các ban tuyên giáo tỉnh ủy; chi cục thủy sản; nghiệp đoàn nghề cá và ngư dân các đại biểu của Quân chủng Hải quân lắng nghe và tiếp thu cũng như phối hợp với địa phương trong thời gian tới triển khai nhiều biện pháp nhằm khắc phục triệt để thẻ vàng của EU đối với thủy sản Việt Nam.

Trung tá Lê Thanh Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Hải quân nhấn mạnh: Ngoài việc bố trí các tàu trực ở các vị trí chồng lấn giữa vùng biển Việt Nam và vùng biển các nước, Quân chủng đã thường xuyên tổ chức các đoàn công tác để làm việc trực tiếp với chi cục thủy sản, ban tuyên giáo các tỉnh, chủ các nghiệp đoàn nghề cá, bà con ngư dân các tỉnh ven biển, để nắm được toàn bộ quá trình triển khai, xây dựng và thực thi chính sách, tổ chức tuyên truyền các vùng biển ngư dân ta được khai thác như vùng biển Việt Nam, vùng biển quốc tế…

Theo: baohaiquanvietnam.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đa dạng hình thức tuyên truyền

BHG - Dù ở nơi xa xôi, địa đầu Tổ quốc, nhưng tình yêu và lòng tự hào về biển, đảo quê hương luôn thường trực trong trái tim mỗi người dân Hà Giang. Để những chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng về biển, đảo và các hình ảnh, tài liệu khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước đến được với người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số… những năm qua, tỉnh ta thường xuyên quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về biển, đảo quê hương bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú...

27/09/2018
Trung tâm Hậu cần kỹ thuật Đảo Sinh Tồn: Giúp ngư dân chống bão số 9

BHG - Theo thông báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Áp thấp nhiệt đới khi vào Biển Đông sẽ mạnh dần lên thành cơn bão số 9. Dự kiến hướng đi của bão sẽ đi qua và đổ bộ lên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa. Cùng với các lực lượng trên huyện đảo Trường Sa, Trung tâm Hậu cần - Kỹ thuật (HC-KT) đảo Sinh Tồn, thuộc Hải đoàn 129 (Quân cảng Sài Gòn), đang khẩn trương làm công tác phòng chống cơn bão số 9.

 

23/11/2018
Non sông liền một dải! – Kỳ cuối: Miền đá hướng về biển, đảo thân yêu!

BHG - Mặc dù thoát khỏi chiến tranh muộn nhất cả nước, điều kiện KT – XH cũng thuộc diện khó khăn nhất nước; Nhưng những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh ta luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt tới những vùng biển, đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Có nhà thơ đã viết: "Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt", hai tiếng Tổ quốc khi cất lên trong tim mỗi người dân Việt Nam thật thiêng liêng và có sức mạnh lạ thường!

22/08/2018
Hội nghị thông tin thời sự cho cán bộ hưu trí nguyên là lãnh đạo thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý

BHG - Ngày 21.11, Tỉnh ủy phối hợp với Đảng ủy Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị thông tin thời sự quý IV, năm 2018 cho cán bộ hưu trí nguyên là lãnh đạo thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý hiện đang cư trú trên địa bàn thành phố Hà Giang. Dự hội nghị có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đại tá Đỗ Đức Đức, Phó Chủ nhiệm chính trị Cục Hậu cần, Quân chủng Hải Quân; các cán bộ hưu trí nguyên là lãnh đạo thuộc diện Tỉnh ủy quản lý và các báo cáo viên cấp tỉnh.

 

21/11/2018