Mèo Vạc đổi mới công tác dân vận

14:25, 24/12/2020

BHG - Với phương châm “thiết thực, cụ thể, sâu sát, toàn diện”, nội dung công tác dân vận bám sát yêu cầu thực tiễn; phương thức vận động quần chúng đổi mới, đa dạng đã góp phần củng cố, tăng cường, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm QP – AN, thúc đẩy KT – XH phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc nơi miền đá Mèo Vạc.

Người dân xã Pả Vi trồng rau an toàn, mang lại thu nhập ổn định.
Người dân xã Pả Vi trồng rau an toàn, mang lại thu nhập ổn định.

Mèo Vạc có xuất phát điểm kinh tế thấp, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao. Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn; chậm chuyển đổi các mô hình kinh tế; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; giá cả thị trường tăng cao, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt và sản xuất đã tác động không nhỏ đến đời sống đồng bào. Mặt khác, một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị chưa thực sự hiểu đầy đủ về công tác dân vận; trước khi triển khai thực hiện nhiệm vụ, chưa chú trọng đưa công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nên gây nhiều bất đồng, bức xúc; một bộ phận người dân còn trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước…

Giải quyết tình trạng đó, Đảng bộ huyện Mèo Vạc xác định công tác dân vận giữ vai trò đặc biệt quan trọng và yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên phải làm và biết làm dân vận. Công tác dân vận đã gắn việc thực hiện chương trình, kế hoạch với các phong trào thi đua “dân vận khéo”, Quy chế dân chủ ở cơ sở, hoạt động của Hội nghệ nhân dân gian; việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII được triển khai sâu rộng, toàn diện trên các lĩnh vực; có nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả. Thời gian qua, Mèo Vạc xây dựng 143 mô hình “dân vận khéo”, trong đó có 55 mô hình, điển hình thực hiện hiệu quả. Một số mô hình tiêu biểu như: Mô hình “Toàn dân chung tay hiến đất xây dựng NTM”; “Dòng họ Lù gương mẫu nói không với vi phạm pháp luật”; “Thôn tự quản an ninh trật tự gắn với bảo vệ đường biên, mốc giới”; “Tổ phụ nữ liên kết phát triển kinh tế”; “Ủ cây xanh làm phân hữu cơ”; “Ngày thứ 7 cán bộ và nhân dân chung tay xây dựng NTM”; phong trào “Thanh niên khởi nghiệp”… 

Đồng chí Vàng Thị Và, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy cho biết: Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường lãnh, chỉ đạo công tác dân vận gắn với nhiệm vụ chính trị địa phương. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm, nhất là các chính sách đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bí thư cấp ủy các cấp tổ chức tiếp công dân theo định kỳ hàng tháng; giải quyết các vướng mắc của nhân dân; nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Từ đó, nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, tạo sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với dân. 

Tiếp tục đổi mới công tác dân vận, địa phương đang tập trung đổi mới nội dung, phương pháp theo hướng sát với thực tế, phù hợp đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Gắn kết chặt chẽ các phong trào thi đua với phong trào “dân vận khéo”, tạo nền tảng giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát huy nét đẹp truyền thống dân tộc; chống  lại việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. 

Đẩy mạnh việc nêu cao tinh thần, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu; nâng cao nhận thức của cấp ủy, cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác dân vận với mọi công việc; khéo léo trong vận động quần chúng. Mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Quy hoạch, đào tạo cán bộ, nhất là người dân tộc thiểu số làm công tác dân vận, dân tộc đảm bảo đủ năng lực, trình độ để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện công tác dân vận và chính sách dân tộc ở địa phương… 

Bài, ảnh: KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phường Trần Phú cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ về xã hội hóa xây dựng, chỉnh trang đô thị

BHG - Với mục tiêu nâng cao các tiêu chí đô thị, những năm qua thành phố Hà Giang luôn quan tâm, khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân tham gia công tác xã hội hóa việc xây dựng, chỉnh trang đô thị. Chủ trương này được các phường, xã trên địa bàn thành phố ủng hộ, trong đó phường Trần Phú là đơn vị có nhiều kết quả tích cực trong thực hiện xã hội hóa xây dựng, chỉnh trang đô thị.

30/11/2020
Quang Bình thực hiện chủ trương người đứng đầu cấp cơ sở không phải là người địa phương

BHG - Bước vào nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Quang Bình có 100% chức danh Bí thư, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn không phải là người địa phương. Việc đổi mới, sắp xếp hoàn thiện về công tác cán bộ làm cho tổ chức bộ máy của Đảng hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn và cũng là một trong những biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa tiêu cực, lợi ích nhóm.

25/11/2020
Đột phá xây dựng, đưa chính sách vào cuộc sống

BHG - Giai đoạn 2015 – 2020, tỉnh ta xây dựng 10 nghị quyết, 39 đề án đặc thù, vận dụng 19 nghị quyết, 56 đề án của T.Ư trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Qua đó, đưa chính sách vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững miền biên cương cực Bắc của Tổ quốc.

24/12/2020
Một lòng với Đảng

BHG - Được vào hàng ngũ của Đảng, đối với mỗi người, là sự kiện trọng đại, đánh dấu cho bước khởi đầu, sự trưởng thành và nỗ lực vươn lên. Với niềm vinh dự, tự hào khi được lá cờ Đảng soi sáng và đi theo xuyên suốt quá trình công tác, nhiều người đã cống hiến trọn đời cho công việc, đến khi nghỉ hưu vẫn luôn hướng về Đảng như  kim chỉ nam để truyền dạy, phục vụ cho Đảng đến hơi thở cuối cùng, trên các cương vị như: Bí thư chi bộ thôn, bản; Trưởng thôn, hay tham gia các công việc của thôn, tổ dân phố…

24/12/2020