Hà Giang

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hệ thống chợ

09:36, 11/02/2019

Xuân 2019 - “Nhất cận thị, nhị cận giang”, câu nói của các cụ ta xưa khẳng định vai trò quan trọng của chợ đối với đời sống xã hội. Xác định rõ tầm quan trọng, với mục tiêu củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động và quản lý chợ, chủ động trong tiến trình hội nhập, năm 2016, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chợ đến năm 2020.

Người dân giao lưu, trao đổi hàng hóa tại chợ huyện Mèo Vạc.
Người dân giao lưu, trao đổi hàng hóa tại chợ huyện Mèo Vạc.

Tỉnh ta hiện có khoảng 160 chợ, trong đó có 3 chợ hạng II, 155 chợ hạng III. Tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ lưu thông qua chợ chiếm 50 – 55% so với các loại hình phân phối khác. Từ công tác quy hoạch, thời gian qua, mạng lưới chợ đã phát triển rộng khắp; nhiều chợ được đầu tư, cải tạo, mở rộng, đáp ứng nhu cầu của bà con; công tác quản lý có nhiều chuyển biến, một số chợ đã chuyển đổi mô hình sang cho doanh nghiệp, HTX kinh doanh; công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng, phát triển chợ đã được một số huyện quan tâm, triển khai, như Bắc Quang, Quang Bình, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Bắc Mê.

Tuy nhiên, đa số các chợ được đầu tư bằng nguồn ngân sách; việc phát triển chợ còn dàn trải, mới chú trọng về số lượng, chưa sát với nhu cầu và điều kiện ở các địa phương; công tác quản lý nhà nước chưa được chú trọng; nguồn thu từ chợ thấp, không đủ tái đầu tư. Cán bộ quản lý hầu như chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; công tác phối kết hợp hoạt động chợ với tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật cho người dân còn hạn chế; vệ sinh môi trường tại các chợ còn nhiều bất cập.

Thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chợ đến năm 2020, hướng tới thiết lập mô hình tổ chức quản lý phù hợp; huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư, kinh doanh, khai thác và quản lí, nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng lưới chợ; duy trì hoạt động của các chợ xã, chợ hoạt động theo phiên bảo đảm chức năng mua bán, trao đổi hàng hóa và nơi giao lưu văn hóa của nhân dân. Mục tiêu đến năm 2020, trên 90% số chợ hoạt động hiệu quả, chuyển đổi mô hình quản lý đối với 10 – 15 chợ huyện, thành phố; nâng số điểm kinh doanh cố định, thường xuyên tại các chợ hoạt động theo phiên từ 20 – 30 điểm/chợ; tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ lưu thông qua chợ chiếm trên 60%; 70% số chợ đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Khắc Quyền, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương, cho biết: Qua 2 năm thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chợ, với vai trò cơ quan Thường trực, ngành Công thương đã cùng các ngành chức năng thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ; UBND các huyện, thành phố đã ban hành kế hoạch, thành lập ban chuyển đổi chợ; một số địa phương đã xây dựng phương án chuyển đổi chợ, bước đầu thu hút sự quan tâm của một số doanh nghiệp, HTX tham gia khai thác, quản lý chợ.

Năm 2018, tỉnh chỉ đạo thí điểm chuyển đổi mô hình quản lý đối với 4 chợ gồm: Chợ trung tâm thành phố Hà Giang, huyện Yên Minh, thị trấn Cốc Pài (Xín Mần), thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì). Trong đó, chợ thành phố Hà Giang, Cốc Pài, thị trấn Vinh Quang tổ chức đấu thầu, lựa chọn doanh nghiệp, HTX quản lý, khai thác; chợ thị trấn Yên Minh có thêm phương án đơn vị trúng thầu được cải tạo, nâng cấp. Cuối tháng 11.2018, Tổ công tác đã đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý đối với 4 chợ thí điểm; xem xét ban hành Quy chế đấu thầu quản lý, kinh doanh, khai thác các chợ trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở triển khai trong những năm tiếp theo.

Bài, ảnh: Huy Toán


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quản lý, điều hành ngân sách ở thành phố

Xuân 2019 - Trong nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố, công tác quản lý, điều hành ngân sách đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, thu ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước; chi ngân sách cơ bản đáp ứng nhiệm vụ. Đặc biệt, từ khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan nhà nước, đã tạo chủ động cho các đơn vị.

 

11/02/2019
Trung tâm Y tế huyện Đồng Văn: Tận tâm vì sức khỏe cộng đồng

Xuân 2019 - Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong năm qua, cán bộ, y, bác sỹ Trung tâm Y tế huyện Đồng Văn không quản ngại khó khăn, nỗ lực phấn đấu, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đến Trung tâm Y tế huyện Đồng Văn vào những ngày cuối năm, tiếp chúng tôi, Bác sỹ Chuyên khoa II...

11/02/2019
Tự hào ngành Y tế!

Xuân 2019 - Bước vào Xuân mới, ngành Y tế Hà Giang tự hào, phấn khởi khi đã góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Năm 2018 ghi đậm dấu ấn đổi mới của ngành Y tế tỉnh nhà. Ngành đã tham mưu cho BCH Đảng bộ tỉnh ban hành nhiều chương trình, đề án quan trọng như: Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới...

10/02/2019
Chuyên cần Trường Chuyên tỉnh

Xuân 2019 - Kết thúc năm học 2017 - 2018, Trường THPT Chuyên có 30 lượt giáo viên, cán bộ quản lý được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) tặng Giấy Khen, 1 giáo viên đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú; nhiều tập thể giáo viên, học sinh (HS) được Bộ GD - ĐT, UBND tỉnh tặng Bằng khen. Tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh khối 12, nhà trường có 117 em đoạt giải; có 19 giáo viên, nhân viên và 5 Tổ công tác được nhà trường khen thưởng trong dịp thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.2018… 

10/02/2019