Hà Giang

Sự thật đằng sau các luận điệu xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam

17:07, 29/09/2019

BHG - Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và có gần 1/5 dân số theo tôn giáo. Hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam luôn được tôn trọng, được pháp luật bảo vệ và hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp. Tuy nhiên, trong thời gian qua, lợi dụng quá trình giao lưu, hội nhập, mở cửa của nước ta, cũng như sự phát triển nhanh chóng của Internet và gia tăng số lượng người dùng các trang mạng xã hội, nhiều thế lực xấu đã liên tục đưa ra những nhận định xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Chúng lớn tiếng cho rằng, “Ở Việt Nam không có tự do tôn giáo”, thậm chí chúng còn đưa ra yêu cầu hết sức vô lý rằng, Nhà nước Việt Nam không được can thiệp vào các hoạt động tôn giáo, để các tôn giáo hoạt động tự do theo quy định của giáo hội mà không phải chịu bất kỳ một sự chi phối nào khác.

Trước hết, phải khẳng định, quan điểm cho rằng, Việt Nam không có tự do tôn giáo là hoàn toàn không có cơ sở, đó chỉ là những lời bịa đặt, vu khống có chủ đích. Không phải bây giờ, mà ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, chúng ta đã khẳng định “Nhân dân có quyền tự do tín ngưỡng”. Rồi sau này trong các bản Hiến pháp, Nhà nước ta đều nhấn mạnh và khẳng định quyền tự do tôn giáo của nhân dân. Hiến pháp năm 2013 quy định rất rõ “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Đó là những cơ sở pháp lý minh chứng cho thấy quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo.

Trên thực tiễn, nếu như Việt Nam không có tự do tôn giáo thì làm sao có những bước phát triển vượt bậc trong việc đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo như hiện nay. Tính đến năm 2018, Việt Nam có 15 tôn giáo với hơn 40 tổ chức tôn giáo được công nhận và đăng ký hoạt động; có trên 27 nghìn cơ sở thờ tự với hơn 25 triệu tín đồ, giáo dân, chiếm gần 30% dân số cả nước. Nhiều nhà chức sắc, tu hành là đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp. Một nghiên cứu về đa dạng tôn giáo gần đây do Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ thực hiện đã xếp hạng Việt Nam là quốc gia đứng thứ ba trên thế giới về mức độ đa dạng tôn giáo, chỉ sau Singapore và Đài Loan. Nghiên cứu về đa dạng tôn giáo ở phạm vi toàn cầu nói trên cũng cho thấy các quốc gia như Úc, Canada, Mỹ và các nước châu Âu không được xếp vào nhóm 12 quốc gia có sự đa dạng tôn giáo ở mức độ cao. Đây là minh chứng khách quan, xác thực nhất phủ nhận những cái nhìn thiển cận, sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

Có quan điểm cho rằng, Nhà nước Việt Nam không được can thiệp vào các hoạt động tôn giáo, đó lại là một quan điểm mơ hồ, ảo tưởng và phi lý. Phi lý bởi lẽ, tôn giáo là một hoạt động, một tổ chức xã hội, mà đã là một tổ chức xã hội thì phải chịu sự quản lý của Nhà nước, tuân theo các quy định của luật pháp. Thực tế cũng cho thấy, không có một quốc gia nào để cho các hoạt động tôn giáo hoạt động mà nằm ngoài vòng của luật pháp. Ngay như Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên Hợp Quốc phê chuẩn ngày 16.12.1966, trong Điều 18 ghi rõ “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo... Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”. Hoặc như trong Luật của Cộng hòa Pháp cũng quy định “Việc tụ tập để thực hiện các nghi lễ tôn giáo phải báo cáo và chịu sự kiểm soát của cơ quan chính quyền. Cấm hội họp có tính chất chính trị ở nơi thờ cúng và thực hành nghi lễ tôn giáo”… Như vậy có thể thấy rằng, để xã hội và đời sống tôn giáo phát triển ổn định, đúng hướng thì bất cứ quốc gia nào cũng phải có những quy định để quản lý và điều chỉnh. Còn ở Việt Nam, có thể nói, chưa bao giờ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lại sôi nổi, mạnh mẽ và được quan tâm như hiện nay. Và, chưa thời kỳ nào mà Đảng, Nhà nước ta lại xây dựng được hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo đầy đủ và hoàn thiện như ngày nay. Điều đó chứng tỏ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được bảo đảm toàn diện trên thực tế. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng; chưa bao giờ có chủ trương cản trở hoạt động tôn giáo bình thường của nhân dân, lại càng không hề có sự kỳ thị, chèn ép, phân biệt đối xử, cấm đoán quyền tự do tôn giáo của công dân. Tất cả các tín đồ tôn giáo, chức sắc, chức việc, các giáo hội, giáo phận… ở Việt Nam đều thừa nhận quyền tự do này luôn được Nhà nước tôn trọng. Đây là một thực tế không thể xuyên tạc!

Tuy nhiên, với âm mưu thực hiện diễn biến hòa bình, các thế lực thù địch, phản động sẽ tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, lấy đó làm ngòi nổ để tiến hành can thiệp lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Hành động đó không những vi phạm luật pháp Việt Nam mà còn vi phạm luật pháp quốc tế, làm trái với giáo luật của giáo hội.

Trường Giang (Trung tâm PTTH Quân đội)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Di huấn của Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng

BHG - Cùng với việc hoàn thiện bản Di chúc, nhân kỷ niệm 39 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930- 3.2.1969), Chủ tịch Hồ CHí Minh đã viết bài báo "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" đăng trên báo Nhân dân. Bài viết gồm 684 từ, ngắn gọn, súc tích, nêu lên một vấn đề rất quan trọng vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa thiết thực mang tính thời sự đối với Đảng cầm quyền. Trong bài viết, Hồ Chí Minh đã gắn đạo đức cách mạng với chủ nghĩa cá nhân.

 

29/09/2019
Chữa căn bệnh "né" trách nhiệm

Một trong những căn bệnh trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CCVC) tồn tại lâu nay là bệnh né tránh trách nhiệm, sợ trách nhiệm. Mặc dù đã được nhận diện và chỉ rõ là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị theo Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII của Đảng, thế nhưng cho đến nay, căn bệnh này vẫn chưa được điều trị hiệu quả. Tác hại của căn bệnh này là rất lớn, đòi hỏi phải có phương thuốc đặc trị.

 

29/08/2019
Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn để không tự "đánh mất mình"

Đảng, Nhà nước ta luôn phát huy dân chủ, tiếp thu, lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân, trong đó có các cán bộ hưu trí - những người có kinh nghiệm thực tiễn, đóng góp tích cực, hiệu quả vào nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, thời gian qua, lợi dụng dân chủ, một số đảng viên, cán bộ hưu trí đã có những phát ngôn đi ngược lại quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng

23/08/2019
Cuộc "cách mạng" sàng lọc đảng viên - Kỳ cuối: Giải pháp nâng cao chất lượng đảng viên

BHG - Qua rà soát, sàng lọc đợt đầu tiên theo tinh thần Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 21.1.2019 của Ban Bí thư, toàn Đảng bộ tỉnh có 53 đảng viên không còn đủ tư cách buộc phải xóa tên, khai trừ khỏi Đảng. Vậy đâu là nguyên nhân và làm cách nào để khắc phục? Nhằm hiểu rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên (PV) Báo Hà Giang có cuộc phỏng vấn đồng chí (Đ/c) Nguyễn Trung Tài, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh.

 

19/08/2019